Điều làm người ta kinh ngạc là cột sắt đứng lộ thiên đã hơn 1.500 năm, trải qua bao mưa nắng cho tới tận ngày nay vẫn không một vết gỉ, mà theo lý thuyết thì sắt tạp chất dễ gỉ hơn bất cứ kim loại nào
Cột sắt này hiện vẫn hiện hữu tại vùng nông thôn miền Tây Ấn Độ. Theo tương truyền thì cây cột sắt được đúc vào thế kỷ V sau Công nguyên.
Cây cột sắt đặc cao 7m có đường kính 0,37m, trên đỉnh cột được trang trí hoa văn cổ. Theo những người dân địa phương thì cây cột sắt này được đúc để tưởng nhớ nhà vua Chamdaro.
Cây cột sắt đáng tự hào của người Ấn Độ.
Hiện nhiều nhà nghiên cứu vẫn không lý giải được tại sao cây cột sắt này đã đứng lộ thiên hơn 1.500 năm mà vẫn sáng loáng không hề bị gỉ sét. Trong khi đó, sắt là kim loại rất dễ gỉ, nhất là sau vài chục năm.
Dù hiện đã là thời đại của công nghệ nhưng người ta vẫn chưa tìm ra được phương pháp hiệu quả để chống lại sự gỉ sét của các đồ vật làm bằng sắt.
Từ xa xưa cây cột sắt này đã là mối quan tâm của nhân loại.
Nếu theo lý thuyết thì sắt nguyên chất không bị gỉ nhưng vô cùng khó luyện, giá thành lại rất cao. Nhưng theo một số nhà khoa học đã phân tích thì thành phần của cột sắt có rất nhiều tạp chất chứ không phải là sắt nguyên chất. Theo bản báo cáo thì đáng lẽ ra, cột sắt này dễ gỉ sét hơn tất cả những đồ vật làm bằng loại sắt thông thường.
Một số nhà nghiên cứu hiện nay cũng thắc mắc rằng, nếu như người Ấn Độ cổ đại đã sớm nắm được kỹ thuật luyện sắt không gỉ và kỹ thuật này đã bị thất truyền thì tại sao họ lại không luyện ra những đồ sắt không gỉ khác?
Cột sắt là một biểu tượng của văn minh Ấn Độ.
Hơn nữa trong cuốn chế tạo đồ sắt của người Ấn Độ cổ cũng không có một dòng ghi chép nào nói về vấn đề này khiến cho cột sắt không gỉ ở Ấn Độ vẫn là một bí ẩn lịch sử chưa có lời giải đáp.
Và, cột sắt không gỉ vẫn đứng đó như thử tài trí thông minh khám phá của nhân loại, đồng trời cũng là tượng trưng cho nền văn minh bí ẩn của Ấn Độ cổ.