Tinh Hoa

Những loại vũ khí “quái đản” nhất trong lịch sử

Trong chiến tranh, người ta sẽ làm tất cả những gì có thể để giành được chiến thắng. Lịch sử từ chiến tranh cổ đại tới hiện đại, con người đã chế tạo ra nhiều loại vũ khí có phần “kỳ quặc” để thực hiện chiến thuật của mình.

1. Khiên đèn lồng

“Khiên đèn lồng” là một sản phẩm của thời Phục Hưng. Khiên Đèn lồng không chỉ là một công cụ phòng thủ hữu hiệu mà còn là một thứ vũ khí theo bản chất của nó. Khiên đèn lồng là một cái mộc nhỏ được gắn một bao tay sắt dài có thêm vài lưỡi dao, một lưỡi kiếm dài gắn song song với cánh tay người sử dụng, các đinh nhọn và đèn lồng được gắn vào giữa cái khiên bằng một cái móc. Nhưng nó không được sử dụng nhiều như một thứ vũ khí trong quân đội mà chủ yếu bởi những tay đánh kiếm hay là một biện pháp phòng vệ trước những tên tội phạm khi đi ngoài đường phố vào buổi tối.
Cho đến nay, chưa có ai biết ai đã phát minh ra loại khiên quái dị này nhưng nó được đưa vào sử dụng ở Italia thế kỷ XVI. Nó được cho là giống một số loại khiên của quân đội Thụy Sĩ vì nó mang những đặc tính cân bằng giữa phòng thủ và tấn công nhất là chiến tranh tâm lý nhằm gây nỗi lo sợ của đối phương khi nhìn thấy nó.

2. Dự án Habakkuk

Trong Chiến tranh Thế giới thứ II, kim loại là một tài sản quý. Quân đồng minh đã bị mất khá nhiều tàu tiếp viện vào các tàu ngầm của Đức. Vì vậy, chính quyền Anh đã lên kế hoạch đóng một tàu sân bay bằng chất liệu tên là pykrete (hỗn hợp giữa băng và bột gỗ). Sau khi nghiên cứu kỹ, họ quyết định tàu sân bay này sẽ dài 2.000 ft với thân tàu dày 40 ft được trang bị hệ thống làm mát đặc biệt và có khả năng mang 150 máy bay. Bản thân chất pykrete được tạo ra từ 14% bột gỗ và 86% nước. Chính nhờ thế mà việc sửa chữa sẽ dễ dàng hơn nhiều so với các tàu bằng kim loại thông thường. Tàu sân bay pykrete  được Geoffrey Pyke nghĩ ra khi ông đang làm việc tại Bộ chỉ huy Tác chiến kết hợp. Mặc dù vậy, đã không có chiếc tàu nào được sản xuất do chiến tranh đã chấm dứt trước đó và không cần thiết phải đóng tàu này nữa.

 

3. Móng vuốt Archimedes

Móng vuốt Archimedes được thiết kế vào thế kỷ thứ III SCN để bảo vệ thành trì Syracuse của người Carthaginia trước một cuộc hải kích của La Mã. Nó là một cần trục khổng lồ với những chiếc móc lớn gắn vào dây chão. Khi có chiến thuyền La Mã nào đến gần tường thành, những chiếc móc này sẽ móc vào thuyền và nhấc nó khỏi mặt nước, giống như móc cá vậy. Sau đó chiếc thuyền đó sẽ bị thả xuống và lật úp ngay. Thứ vũ khí này được giấu kỹ đến nỗi quân La Mã bắt đầu nghĩ họ đang đánh nhau với các vị thần.

Một trong những bộ óc vĩ đại nhất của thời kỳ này là Archimedes đã được giao nhiệm vụ bảo vệ thành Syracuse do Heiro thống lĩnh. Móng vuốt Archimedes trở nên hữu dụng trong suốt cuộc chiến tranh Punic thứ hai khi La Mã tấn công Syracuse với 220 chiến thuyền năm mái chèo.

4. Súng thần công tạo lốc xoáy

Súng thần công tạo lốc xoáy (Whirlwind Cannon) được chế tạo tại Đức trong suốt Thế chiến thứ II để tạo ra những cơn lốc xoáy nhân tạo. Cỗ máy này hoạt động nhờ tạo ra các vụ nổ trong buồng đốt và nhả chúng thẳng vào các mục tiêu thông qua các vòi. Một mẫu nhỏ hơn được chế tạo có khả năng phá nát những tấm ván cách nó gần 200 m. Khẩu thần công tạo lốc xoáy kích cỡ đầy đủ được chế tạo nhưng nó không thể tạo ra những cơn lốc ở nhữn vị trí cao và dự án này bị hủy bỏ.

Thần công tạo lốc là sản phẩm của tiến sĩ Zippermeyer, một nhà phát minh người Áo, người từng chế tạo một loạt các vũ khí chống may bay quái đản trong một phòng thí nghiệm ở Lofer, Tyrol. Trong suốt cuộc chiến tranh diễn ra, ông bị gám sát chặt chẽ bởi Cơ quan hàng không Đức như một cách bảo vệ Đức khỏi quân đồng minh đang mạnh hơn rất nhiều.

Theo ANTD