Ngày 15/5, khoảng gần 10.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp đến từ hơn 53 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã có mặt ở New York, Hoa Kì để tham gia hội giao lưu tâm đắc thể hội quy mô nhất từ trước đến nay. Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, đã đích thân đến hội trường giao lưu chia sẻ cùng các học viên.
Sáng 15/5, ông Lý Hồng Chí đã đích thân đến hội trường, giảng Pháp và trả lời các câu hỏi cho các thành viên tham dự trong hơn hai tiếng rưỡi.
Hàng nghìn học viên có mặt trong toàn hội trường không ngớt vỗ tay và nhiệt liệt hoan nghênh sự có mặt của ông Lý, qua đó bày tỏ sự cảm kích và tôn kính dành cho ông.
Các học viên, từ người mới tham gia tu luyện đến những người là học viên lâu năm, đều chia sẻ về rất nhiều lợi ích nhận được trong suốt quá trình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Hội giao lưu lần này có hơn 10 học viên ở các độ tuổi và thuộc tầng lớp khác nhau lên đọc bài chia sẻ. Họ tận dụng thời gian của mình để đi nói rõ sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc cho người dân, tầng lớp xã hội chủ lưu và các quan chức chính phủ. Đồng thời trong quá trình giảng rõ sự thật, họ cũng liên tục tìm ra những thiếu sót của bản thân, loại bỏ chúng từ đó đề cao tâm tính, cố gắng đạt đến tiêu chuẩn “Chân-Thiện-Nhẫn”.
Ticiane Rossi, Tiến sĩ kỹ thuật đến từ Brazil nói: “Hôm nay thật sự khiến tôi xúc động hơn bất cứ lúc nào hết. Nội dung mà Sư phụ giảng hôm nay xúc động đến tận tâm hồn tôi, tôi tin tưởng rằng bản thân từ nay trở đi sẽ càng cố gắng tinh tấn tu luyện hơn nữa”.
Meilin Klemann, học viên Pháp Luân Công đến từ Argentina: “Đây là món quà lớn nhất trong cuộc đời của tôi, tôi thật sự vô cùng cảm ơn Sư phụ, bởi giờ đây tôi đã biết được hướng đi của cuộc đời mình”.
Dương Huệ Lợi, nhân viên truyền thông: “Tôi đắc Pháp khi mới hơn 20 tuổi, sau khi tốt nghiệp đại học đã bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Đọc xong cuốn sách Chuyển Pháp Luân này, tôi giải thích được hết ý nghĩa chân chính của sinh mệnh”.
Điền Văn Liên, hội trưởng hiện phụ trách khu 300-C3, Hiệp hội Sư tử Quốc tế (Lions Clubs International): “Sau khi tu luyện tôi thật lòng mong muốn được nỗ lực và cống hiến vì người khác, bản thân tôi cũng cảm thấy nỗ lực vì người khác là chuyện đương nhiên. Tôi sẽ không cầu mong bất kỳ sự đền đáp hoặc trả ơn nào. Sau khi tu luyện, tôi cảm thấy tôi càng liễu giải được ý nghĩa của sinh mệnh, vậy nên tôi cảm thấy vô cùng kiên định, vô cùng may mắn cũng như hết sức biết ơn”.
Trần Huy Tuấn, kỹ sư phần mềm Đài Loan: “Nhìn ở phương diện khác, quá trình luyện công cũng đã giải quyết được các rắc rối trong học hành và trên thân thể. Công việc lập trình vô cùng hao tổn chất xám, rất mệt mỏi, nhưng sau khi ngồi thiền xong thì thân thể liền khỏe lại rất nhanh”.
Lili Dong, nhân viên của đài phát thanh (Los Angeles): “5 năm trước sau khi tôi đắc Pháp đã nhận được lợi ích rất lớn, lúc đó sức khỏe tôi rất kém, thật sự cảm thấy rằng mạng sống của mình cũng không còn được bao lâu nữa. Sau khi tôi bước vào tu luyện, sức khỏe thật sự đã hồi phục, bố mẹ của tôi cũng nhờ Đại Pháp mà có được thân thể khỏe mạnh”.
Lã Lí Trí, kỹ sư điện cơ ở Atlanta: “Cảm thấy thật xúc động, đặc biệt khi họ từ trong mỗi một sự việc lớn nhỏ, không chỉ nghĩ làm thế nào để đem vẻ đẹp của Pháp Luân Công đến cho thật nhiều nhiều người, mà bất cứ việc gì đều nghĩ bản thân cần phải làm thế nào cho tốt hơn. Đối với tôi mà nói, đó là một động lực rất lớn, bản thân thật sự là cần phải tinh tấn vươn lên mới được”.
Trương Lập Minh, đang học nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Mỹ: “Tôi cảm thấy Pháp Luân Đại Pháp đang thay đổi một nhóm người trên thế giới, cảm thấy trách nhiệm này ở trên vai của mình. Bản thân tôi là một người nhận được lợi ích từ Pháp Luân Đại Pháp, bây giờ tôi phải làm gì đó giúp cho nhiều người hơn nữa nhận được lợi ích”.
Những tiếng lòng chất phác đến từ đủ loại ngôn ngữ, thông qua hệ thống phiên dịch của đại hội, đã dấy lên sự cộng hưởng của tập thể người tu luyện thuộc đến từ các sắc tộc khác nhau.
Lukas Chudy, học viên Pháp Luân Công ở Slovak: “Thật là tráng lệ, gần chục nghìn người cùng nhau chia sẻ đề cao bản thân như thế nào. Thật là tráng lệ, thật sự khiến người ta nhận được gợi ý sâu sắc”.
Jennifer Garcia, Giáo sư đại học Mexico: “Đây là lần thứ hai tôi tham dự Pháp hội, thật tuyệt vời! Thật khó mà tin nổi rằng chúng tôi có thể học được nhiều đến như vậy! Có thể xem lại bản thân mình, xem rõ việc đề cao bản thân và trở thành người tốt như thế nào”.
John Perry, sinh viên đại học Mỹ: “Một số nội dung mà học viên giao lưu khiến tôi cảm động vì sự chân thành. Tôi nhìn thấy cách họ đề cao, điều đó gợi mở rất nhiều điều đối với tôi”.
Ngày 13/5/1992, ông Lý Hồng Chí đã truyền xuất môn khí công tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, đến nay đã hơn 24 năm. Pháp môn này được hồng truyền hơn 165 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với hơn hàng trăm triệu người tập luyện.
Nhà tổ chức của hội giao lưu New York bày tỏ, quy mô hội giao lưu chia sẻ thể ngộ tu luyện năm nay lớn nhất qua các năm. Tuy nhiên thuận theo số người tu luyện càng ngày càng đông trên khắp thế giới, dự tính quy mô năm sau sẽ còn lớn hơn nữa.
Theo NTDTV