Trải qua 30 năm trên 55 quốc gia, cuối cùng bà cũng tìm thấy chân lý của cuộc đời

13/03/18, 10:40 Pháp Luân Công, Tri thức

Christiane Teich, người thích được gọi với cái tên ngắn gọn Chris, đã dành nhiều năm đi khắp mọi nơi trên thế giới để tìm kiếm câu trả lời về ý nghĩa cuộc đời. Nhưng phải sau 30 năm, khi đến với Ấn Độ, vùng đất của những niềm tin, bà mới tìm thấy “một câu trả lời hoàn hảo” cho mình.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng, đang ngồi, văn bản và ngoài trời
Sau mấy chục năm tìm kiếm tại hơn 50 quốc gia, bà đã tìm thấy câu trả lời về ý nghĩa của cuộc đời  (Ảnh: facebook.com/Dafa.Great)

Nhọc nhằn tìm kiếm suốt cả cuộc đời, cuối cùng cũng đến Ladakh

Băng những con đường hẹp và bụi bặm ở thành phố Sarnath, Ấn Độ, đằng sau ngôi chùa lớn, bạn có thể đi bộ vào ngôi nhà nhỏ nhắn của một người phụ nữ Đức. Không khí nơi đây rất an hòa, xung quanh ngôi nhà, bà trồng rất nhiều loại hoa, ai đến đây cũng chỉ muốn được dừng chân nghỉ ngơi chốc lát.

21 tuổi, Chris lần đầu đến Ấn Độ với tư cách một sinh viên nghệ thuật. Vào thời điểm đó, bà không biết rằng mình sẽ cưới một người Ấn và thành phố Sarnath xinh đẹp trở thành ngôi nhà của mình. Cuộc đời bà đã trải qua một cuộc hành trình dài, và cuối cùng đã dừng chân một cách kỳ lạ ở thành phố cổ này.

Cha mẹ Chris đến từ Đức, từ khi còn nhỏ, bà đã yêu thiên nhiên. Lớn lên, bà thích đi du lịch đến các nước, khám phá các nền văn hóa, và tận hưởng chuyến đi đầy thú vị của mình. Trong suốt 20 năm đầu, bà bắt đầu nghiên cứu sách về các tôn giáo, triết học khác nhau và đi du lịch, hầu hết là đi bộ đường dài.

Chris tâm sự: “Ở hai mươi tuổi đầu, tôi có một mong muốn khám phá cuộc sống và thế giới nhưng tôi không có tiền, thậm chí đôi khi còn không có tiền để ăn. Tôi thích đọc sách. Tôi đã đi lang thang khắp nước Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Hà Lan, Anh, Scotland, Ireland và Bắc Phi, đôi khi phải ngủ ở các trang trại mở và trong rừng”.

Vào những năm cuối thập niên 20, Chris đi đến Châu Phi làm nhân viên xã hội và thành lập trường học. Trong nạn đói ở Ethiopia năm 1985, bà làm nhân viên cứu trợ tình nguyện và đã trải qua nhiều gian khổ. Sau khi làm việc 7 năm ở Châu Phi, bà chuyển tới Nam Mỹ. Khi trải nghiệm những thực tại khắc nghiệt của cuộc sống, trái tim bà luôn khao khát tìm kiếm ý nghĩa thực sự của cuộc đời và lý do thực sự đằng sau những khổ nạn là gì.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, hoa và thực vật
Bà Chris đang đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, quyển sách chính của môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. (Ảnh: Fb.com/Dafa.Great)

“Các câu hỏi cứ nảy ra trong đầu tôi, và một ngày ở Brasil, tôi thấy tờ thông tin về Ladakh một lần nữa cuốn hút tôi về Ấn Độ. Vì vậy, tôi đã trở lại Ấn Độ, sau vài năm, tôi gặp chồng tôi và định cư tại Sarnath”, bà nói.

Như một nhân duyên, chính ở vùng đất xinh đẹp này, bà đã tìm thấy một môn tu luyện thiền định có tên Pháp Luân Công hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp. Môn tu luyện đã khiến bà Chris dừng lại mọi cuộc tìm kiếm đang dang dở của mình để bắt đầu một hành trình mới. Đó là một môn tu luyện cổ xưa, dựa trên những giá trị cốt lõi Chân – Thiện – Nhẫn.

“Khi tham dự một lễ hội, tôi thấy một phụ nữ người Trung Quốc và vài người Mỹ đang ngồi thiền. Ngay lập tức tôi bị cuốn hút về phía cô ấy, người phụ nữ nói: ‘Mọi người đang tập Pháp Luân Đại Pháp, là một khí công tu luyện của Phật gia, môn tu luyện này có thể mang lại cả giá trị sức khỏe, đạo đức và tinh thần’.

Sau đó, tôi bắt đầu tìm hiểu Pháp Luân Đại Pháp và cuối cùng cũng tu luyện pháp môn này. Nó đã hoàn toàn thay đổi tôi. Giờ đây tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được 15 năm rồi”, bà nói.

“Trước đây, tình trạng sức khoẻ của tôi không tốt, Pháp Luân Đại Pháp đã thay đổi hoàn toàn sức khỏe của tôi sau khi tôi bắt đầu tu luyện. Ngoài ra, tôi còn bình tĩnh hơn trong các mẫu thuẫn hàng ngày, dù lớn hay nhỏ”, Chris nói.

“Sau khi trải nghiệm sự cải biến thần kỳ về sức khoẻ, tâm tôi cũng trở nên yên bình hơn, tôi cảm thấy muốn chia sẻ tin mừng này với những người khác”, bà nói.

Sứ giả: Mang Chân – Thiện – Nhẫn đến với những đứa trẻ Ấn Độ

Trong hình ảnh có thể có: 10 người, mọi người đang ngồi và trẻ em
Bà đã đi khắp Ấn Độ để mang giá trị Chân Thiện Nhẫn đến với các em học sinh và giáo viên. (Ảnh: Fb.com/Dafa.Great)

Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp một thời gian, Chris bắt đầu hành trình làm sứ giả của mình. Bà đi dán những tấm áp phích giới thiệu về Đại Pháp khắp nơi ở Ladakh. Đến năm 2007, bà được một trường học mời đến dạy các động tác của môn tu luyện cho các học sinh trong trường. Các em nhỏ học rất nhanh và rất thích thú với các bài tập này.

Những người lớn cũng cho biết họ trở nên hòa ái hơn và có thể tập trung tốt hơn vào công việc của mình sau khi tập luyện. Chris đã làm được phần đầu tiên, bà đã giúp mọi người thấy được vẻ đẹp và sự tốt lành của Pháp Luân Đại Pháp. Tuy nhiên, trong lòng bà vẫn đau đáu một nỗi niềm: “Tôi không muốn chỉ giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp như một môn thể dục dạy và học trong trường, đó không phải là điều thực sự tôi đang hướng đến”.

“Tôi bắt đầu du lịch vòng quanh Ấn Độ để giới thiệu các bài tập nhẹ nhàng của Pháp Luân Đại Pháp cho sinh viên và giáo viên. Tôi đã đến hơn 60 trường học ở Ladakh, Đông Bắc Ấn Độ, Uttar Pradesh, Uttarakhand, Himachal Pradesh và Karnataka. Tôi chia sẻ với họ những giá trị Chân Thiện Nhẫn. Những giá trị cơ bản này là hy vọng duy nhất có thể củng cố đạo đức và nâng cao xã hội của chúng ta, mang lại hy vọng và sự thịnh vượng cho cuộc sống của mọi người”, bà nói.

Chris không muốn chỉ dạy động tác, bà còn muốn những người dân của vùng đất xinh đẹp này biết và hiểu được câu chuyện về lòng dũng cảm, sự kiên định vào lẽ phải của các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc cho dù đang bị bức hại tàn bạo.

Năm 2010, Chris tiếp tục hành trình mang Chân – Thiện – Nhẫn đến với trẻ em của Ấn Độ. Bà đã đi đến rất nhiều trường học để giúp mọi người hiểu và tu luyện theo Pháp Luân Đại Pháp. Rất nhiều ban giám hiệu, thầy cô và các em nhỏ ở vùng đất này đã biết đến và hiểu rõ sự thật về Pháp Luân Công.

Theo facebook.com/Dafa.Great

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!