Phản biện bài viết: ‘‘Mổ sạn thận, bác sĩ làm bệnh nhân tàn phế’’

11/09/15, 06:00 Chưa phân loại

Sau bài viết “Mổ sạn thận, bác sĩ làm bệnh nhân tàn phế” đăng trên trang Một thế giới, thì trang bacsinoitru.vn đã có bài phản biện của Bác sĩ Bùi Nghĩa Thịnh cho trường hợp này, chúng ta hãy cùng theo dõi những lập luận mà ông đưa ra liên quan đến vụ  việc gây xôn xao dư luận thời gian qua.

Kính gửi “GS. TS.” Hồ Quang, chuyên gia tư vấn y khoa cao cấp của báo Một Thế Giới, tác giả của bài viết “Mổ sạn thận, bác sĩ làm bệnh nhân tàn phế”. Lấy tạm cái mác này gắn cho bạn Hồ Quang để được xứng tầm nhóe…!

Sau khi đọc xong bài phân tích của GS. TS. về trường hợp bệnh nhân “mổ sạn thận, bác sĩ làm bệnh nhân tàn phế”, tôi bàng hoàng, hoảng loạn và đang mất định hướng trong thực hành y khoa vì những lý luận của GS. TS. đang đi ngược lại hướng dẫn của Surviving Sepsis Campaign (SSC) – Một chiến dịch toàn cầu được xây dựng bởi các bộ óc vĩ đại của giới bác sĩ đến từ 30 hiệp hội y khoa chuyên ngành trên toàn thế giới, chỉ nhằm mỗi mục đích giảm tỷ lệ tử vong đang còn cao ngất ngưởng tới 50% của sốc nhiễm khuẩn[1] (chắc tỷ lệ này ở Việt Nam còn cao hơn do những bất cập về trang thiết bị y tế, trình độ chuyên môn, chi phí điều trị…). Tôi xin mạn phép được bàn GS. TS. về một số vấn đề thuần túy y học.

Thưa GS. TS., không biết ông có hiểu thế nào là tỷ lệ tử vong của sốc nhiễm khuẩn 50% không? Nói nôm na là 5 ăn 5 thua đấy ông GS. TS. ạ. Chưa hết đâu ông GS. TS. ơi, tỷ lệ tử vong 50% cũng chẳng đảm bảo 50% sống còn lại không bị các biến chứng như bệnh nhân bất hạnh này đang phải gánh chịu. Thưa GS. TS. nếu sốc nhiễm khuẩn mà do mủ bể thận (trường hợp bệnh nhân này) thì tỷ lệ tử vong còn có thể tăng lên tới 76% cơ đấy ạ[2].

Như GS. TS. đã biết, với ổ mủ nằm sâu trong bể thận như vậy thì có tắm bệnh nhân với kháng sinh cũng chẳng thấm vào đâu. Đây không phải ngẫu nhiên mà SSC đã khuyến cáo 1 trong 6 biện pháp can thiệp hàng đầu là phải giải quyết dẫn lưu ổ nhiễm trùng càng sớm càng tốt nếu có, tốt nhất là trước 12 giờ sau khi nhập viện (khuyến cáo mức độ 1C). Thưa GS.TS. như vậy chỉ định phẫu thuật dẫn lưu bể thận ở đây hoàn toàn đúng, và tôi cho rằng chính động tác mổ dẫn lưu bể thận của các bác sĩ tại bệnh viện Củ Chi đã cứu sống bệnh nhân. Tôi xin đặt lại câu hỏi cho ông. Giả thiết nếu hôm đó bệnh nhân không được mổ và “điều trị nội khoa” thì GS. TS. có dám chắc bệnh nhân này còn sống để ông có điều kiện “xúi giục” bệnh nhân đi kiện không? Tôi sợ là không.

Đọc trong bài tôi thấy ông cũng lý luận như thật khi cho rằng cần phải “điều trị nội khoa để huyết áp ổn định mới có thể thực hiện được phẫu thuật”. Ông có biết tại sao người ta phải ổn định huyết áp trước mổ không? Thưa ông, vì các bác sĩ sợ bệnh nhân có huyết áp không ổn định và không chịu đựng được cuộc gây mê mà chết trên bàn mổ. Việc bệnh nhân vẫn còn sống tới ngày hôm nay để cho ông chụp ảnh, ghi âm chứng tỏ hùng hồn một điều là huyết áp trong lúc mổ đã được duy trì ít nhất ở mức độ ổn định tối thiểu đủ để phẫu thuật viên làm những việc cần làm. Theo tôi đây là thành công cực lớn của ekip gây mê ngày hôm đó.

Thưa GS. TS., việc bệnh nhân bị cắt cụt tay chân là do hoại tử chi hậu quả của quá trình thiếu máu nuôi dưỡng. Như ông đã biết khi bị sốc nhiễm trùng, cơ thể sẽ dồn máu ưu tiên cho não, tim, phổi và đương nhiên sẽ cắt phần máu tới các cơ ở tay chân và da, cũng như giảm máu tới ruột. Da lúc đó sẽ lạnh và nổi bông (vân tím). Nếu sốc nhiễm khuẩn càng kéo dài thì hoại tử cơ càng nhiều và lan rộng (trường hợp cụ thể bệnh nhân này theo tôi thời gian sốc kéo dài ít nhất là 14 giờ, tính từ lúc nhập viện tới lúc mổ xong). Thưa ông, một trong các biện pháp giải quyết sốc nhiễm khuẩn triệt để nhất lại chính là dẫn lưu ổ mủ bể thận trong trường hợp bệnh nhân này. Thật tiếc khi bệnh nhân này không được mổ sớm hơn! Vì nếu mổ sớm hơn, bệnh nhân sẽ hết sốc sớm hơn, tưới máu chi sẽ được phục hồi sớm hơn, và như thế biết đâu bệnh nhân đã không bị cắt cụt chi. Thôi cũng an ủi là bệnh nhân còn chưa bị thối ruột. Thưa GS. TS., ai cũng muốn có sự lựa chọn hoàn hảo, nhưng sự hoàn hảo chắc chỉ có trên thiên đường. Trong thực hành y khoa, giữa 2 cái tồi tệ, các bác sĩ buộc phải chọn cái cái ít tồi tệ hơn! Tôi tin các bác sĩ ở Củ Chi đã làm tất cả để cứu được bệnh nhân này mặc dù không cứu được tay chân của bệnh nhân.

Đến đây tôi thấy hơi nghi ngờ về năng lực thật sự của GS. TS.. Không biết GS. TS. tốt nghiệp y khoa ở trường nào? Quả thực nếu GS. TS. có học y khoa thì chất lượng đào tạo ở trường đó quá tồi. Còn nếu GS. TS. không học y thì tôi xin mượn lời các cụ mạnh dạn khuyên GS. TS. nên “dựa cột mà nghe”

Chúc GS. TS. Hồ Quang sức khỏe!

Tài liệu tham khảo

1. Andrew T. Levinson, M.D., M.P.H.; Brian P. Casserly, M.D.; Mitchell M. Levy, M.D.- Reducing Mortality in Severe Sepsis and Septic Shock-Semin Respir CritCare Med. 2011;32(2):195-205
2. Olivier Braissant, Georg Müller, Adrian Egli, Andreas Widmer, Reno Frei, Armin Halla, Dieter Wirz, Thomas C.Gasser, Alexander Bachmann, Florian Wagenlehner, Gernot Bonkat – Seven hours toadequate antimicrobial therapy in urosepsis 1 using isothermal microcalorimetry- J. Clin. Microbiol. doi:10.1128/JCM.02374-13

Bác sĩ Bùi Nghĩa Thịnh
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Theo bacsinoitru.vn

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?