Người Mông Cổ từng đem lại thời kỳ hòa bình và phát triển vượt bậc cho thế giới

06/12/18, 10:05 Tri thức

Thái bình Mông Cổ (Pax Mongolica) là giai đoạn lịch sử khi phần lớn châu Âu và châu Á nằm dưới quyền kiểm soát của Mông Cổ sau các cuộc chinh phạt của Thành Cát Tư Hãn và những người kế nhiệm ông. Các cuộc chinh phạt của Đế quốc Mông Cổ đã tạo nên hiệu ứng ổn định kỳ lạ ở các thuộc địa, từ đó một thời kỳ hòa bình thịnh trị được mở ra.

Người Mông Cổ từng đem lại hòa bình và sự phát triển vượt bậc cho thế giới
Người Mông Cổ từng đem lại hòa bình và sự phát triển vượt bậc cho thế giới. (Ảnh minh họa qua altaiexpeditions.com)

Cuộc sống trên Con đường Tơ Lụa trước thời Thái bình Mông Cổ

Đế chế Mông Cổ được Thành Cát Tư Hãn lập nên ở thế kỷ 13 và những người kế vị ông tiếp tục mở rộng vùng cai trị. Đây là đế chế rộng lớn nhất trong lịch sử. Trong thời kỳ hoàng kim, Mông Cổ trải dài từ Đông sang Tây trên quả địa cầu, từ Trung Quốc cho đến một số khu vực ở Trung Âu. Hai đầu của thế giới đã từng được kết nối bởi Con đường Tơ lụa nổi tiếng. Tuyến đường này cho phép giao lưu thương mại, văn hóa và công nghệ giữa Đông và Tây.

Con đường Tơ lụa đã tồn tại rất lâu trước thời kỳ Thái bình Mông Cổ. Tuy nhiên, trong thời kỳ ngay trước sự trỗi dậy của người Mông Cổ, con đường này không còn an toàn như trước. Ở phương Tây, Kitô giáo và Hồi giáo đang diễn ra tranh chấp, trong khi đó, các vùng thảo nguyên lại bị những người du mục kiểm soát. Điều này có nghĩa là lúc bấy giờ việc đi từ đầu này sang đầu kia trên Con đường Tơ lụa rất nguy hiểm.

Bản đồ chi tiết Catalan miêu tả Marco Polo đi về phía Đông trong thời kỳ Pax Mongolica. (Ảnh: Wikipedie)
Bản đồ chi tiết Catalan miêu tả Marco Polo đi về phía Đông trong thời kỳ Pax Mongolica. (Ảnh: Wikipedie)

Những thành tựu trong thời Thái bình Mông Cổ

Cục diện trên đã thay đổi khi bước vào thời Thái bình Mông Cổ. Người Mông Cổ đã hoàn toàn có khả năng kiểm soát toàn bộ Con đường Tơ lụa. Thành Cát Tư Hãn và những người kế nhiệm đã thúc đẩy việc sử dụng Con đường Tơ lụa, và khiến cho những thương lái luôn được an toàn trên con đường này.

Các đồn trú thường trực của binh lính được đặt dọc theo các tuyến đường chính. Quân đội Mông Cổ có thể dễ dàng tuần tra khu vực rộng lớn này nhờ mức độ, quy mô và sự linh động của họ. Độ an toàn gần như tuyệt đối của Con đường Tơ lụa trong thời Thái bình Mông Cổ thường được minh họa bằng câu nói: Thiếu nữ cầm một cục vàng trong tay cũng có thể an toàn băng ngang đế quốc mà không bị quấy rối.

Thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ cũng nhờ vào thời Thái bình Mông Cổ. Có nhiều loại hàng hóa xa xỉ được vận chuyển qua lại giữa Đông và Tây. Một trong những bước mà người Mông Cổ thực hiện để khuyến khích hình thức thương mại này là đưa ra hệ thống thuế quan và thuế mậu dịch duy nhất.

Trước khi Mông Cổ chinh phạt thành công, mỗi tiểu vương quốc kiểm soát mỗi phần khác nhau của Con đường Tơ lụa, do đó mỗi phần có hệ thống thuế quan và thuế thương mại riêng, khiến các thương gia khá bất tiện. Hơn nữa, người Mông Cổ đã thiết lập một hệ thống bưu chính, được gọi là Yam, cho phép thư từ và tin nhắn được chuyển đi nhanh chóng trên một phạm vi rộng, giúp việc thông tin liên lạc dễ dàng hơn trước rất nhiều.

Bức thư của vua Mông Cổ Oljeitu gửi đến vua Pháp Philippe le Bel, năm 1305. (Ảnh: PHGCOM/ CC BY SA 4.0)
Bức thư của vua Mông Cổ Oljeitu gửi đến vua Pháp Philippe le Bel, năm 1305. (Ảnh: PHGCOM/ CC BY SA 4.0)

Không chỉ có hàng hóa qua lại trên Con đường Tơ lụa, mà các sáng kiến và công nghệ cũng được truyền bá qua lại giữa Đông và Tây. Con đường Tơ lụa nổi tiếng với việc mở đường cho Phật giáo du nhập vào Trung Quốc trong thời nhà Hán, và những người truyền giáo cũng tiếp tục sử dụng tuyến đường này trong thời kỳ Thái bình Mông Cổ. Nhờ có người Mông Cổ, Phật giáo Tây Tạng đã có thể thâm nhập vào Trung Quốc và Mông Cổ, Hồi giáo lan rộng sang Đông Âu, và Kitô giáo Nestorian đã chứng kiến một sự phục hưng ở lục địa Âu Á.

Một số người Mông Cổ đã chuyển đổi sang các tín ngưỡng mà họ được truyền bá, cũng có những người khác vẫn duy trì tôn giáo truyền thống của họ. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, người Mông Cổ vẫn không hề biến các quy tắc tôn giáo thành đối tượng đàn áp của họ, và người dân tại đây đã được hưởng quyền tự do tôn giáo hoàn toàn.

Ba Tư thu nhỏ mô tả sự chuyển đổi từ Phật giáo sang Hồi giáo của vua Ghazan xứ Ilkhanate. (Ảnh: wikimedia.org)
Một bức tranh của Ba Tư mô tả sự chuyển đổi từ Phật giáo sang Hồi giáo của vua Ghazan xứ Ilkhanate. (Ảnh: wikimedia.org)

Sự sụp đổ của Thời Thái bình Mông Cổ

Thật không ngờ, sự thịnh vượng của Con đường Tơ lụa dần trở thành một nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của thời kỳ Thái bình Mông Cổ. Trong suốt thế kỷ 14, bệnh dịch hạch bùng nổ, và Con đường Tơ lụa đã khiến đại dịch lan tràn trên diện rộng.

Ở châu Âu, đại dịch này được gọi là Cái chết Đen. Người ta ước tính có tới 25% dân số châu Á không qua khỏi đợt dịch hạch, còn châu Âu mất từ ​​50-60% dân số. Sự suy giảm nghiêm trọng này là một trong những yếu tố góp phần đặt dấu chấm hết cho thời kỳ Thái bình Mông Cổ.

Một vấn đề khác mà người Mông Cổ phải đối mặt là sự chia năm sẻ bảy trong đế chế. Cuối thế kỷ 13, Đế chế Mông Cổ bị phân chia thành bốn Hãn quốc – đó là triều đại nhà Nguyên, Hãn quốc Y Nhi, Hãn quốc Sát Hợp ĐàiHãn quốc Kim Trướng. Ngoại trừ triều đại nhà Nguyên, sau này bị triều đại nhà Minh thay thế, các Hãn quốc khác đã bị phân mảnh nhỏ hơn nữa, nghĩa là Con đường Tơ lụa lại trở về trạng thái trước khi người Mông Cổ đến. Do đó, thời kỳ Thái bình Mông Cổ đã chấm dứt.

Xuân Nhạn, theo AO

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết canh Mạnh Bà

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Truyền thuyết canh Mạnh Bà

    Truyền thuyết canh Mạnh Bà

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

    Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

  • Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

    Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?