Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng và vẻ đẹp đi vào huyền thoại

Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) được hình thành bởi quần thể năm ngọn núi Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ với rất nhiều huyền thoại khác nhau. Tại đây, các dấu tích văn hóa, lịch sử một thời vẫn còn in đậm trên mỗi công trình, chùa tháp, hang động,…

Ngũ Hành Sơn gồm 6 ngọn núi nhô lên trên một bãi cát ven biển gồm: Kim Sơn, Thủy Sơn, Mộc Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn nằm cách trung tâm Tp Đà Nẵng khoảng 8km về phía Đông Nam. (Ảnh: kelioniuakademija.lt)
Ngũ Hành Sơn gồm 5 ngọn núi nhô lên trên một bãi cát ven biển gồm: Kim Sơn, Thủy Sơn, Mộc Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn nằm cách trung tâm Tp Đà Nẵng khoảng 8km về phía Đông Nam. (Ảnh: kelioniuakademija.lt)

Động Âm phủ

Hình ảnh có liên quan
Động Âm Phủ. (Ảnh: taidanang.com)

Động Âm Phủ là hang động cực kỳ huyền bí ở ngọn Thủy Sơn của quần thể Ngũ Hành Sơn huyền thoại. Tại đây, thế giới cõi âm sẽ hiện ra ngay sau khi bước qua cầu Nại Hà với Đài Linh Anh, điện Phán Quy, điện Minh Vương, ngục A Tỳ, suối Giải Oan,…

Động Âm phủ có hai ngách, một là ngách lên trời, hai là ngách xuống địa ngục, trong đó có có rất nhiều hang hẻm đi sâu xuống lòng, tượng trưng cho các tầng của địa ngục. Âm phủ là thế giới của người đã chết. Theo giáo lý nhà Phật chết không phải là hết mà là để đầu thai về cảnh giới khác.

Người tích thiện nhiều sẽ được siêu thoát, kẻ gây lên tội ác sẽ phải chịu cực hình ở 18 tầng địa ngục. Thiện và ác đến đây sẽ được phân minh, con người trước khi chết linh hồn phải đi qua cây cầu Âm Dương trên sông Nại Hà.

Động Huyền Không

Kết quả hình ảnh cho ngũ hành sơn đà nẵng

Động Huyền Không. (Ảnh: tourdanang123.com)

Động Huyền Không là động đẹp nhất tại quần thể danh thắng Ngũ Hành sơn. Có chu vi khoảng 25m, Huyền Không được bài trí khá đa dạng, ngay bậc cấp bước xuống động là hai tượng Thiện và Ác như nhắc nhở con người phải từ bi, thánh thiện hướng đến cõi sắc không của cõi Phật.

Trong động có rất nhiều di tích: trên cùng là tượng Phật Thích ca, bên dưới là bàn thờ Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát. Bên trái động có đến thờ bà Ngọc Phi, đền thờ bà Lồi Phi.

Sâu bên phải là đền Trang Nghiêm Tự cổ kính được xây dựng năm 1825, gồm ba gian. Gian chính thờ Phật Quan Âm, bên trái thờ 3 vị Thánh (gồm Quan Công, Quan Bình và Châu Xương) tượng trưng cho đức độ, trí dũng và lòng trung thành. Đặc biệt, gian bên phải thờ Ông Tơ, Bà Nguyệt.

Quanh vòm động có nhiều nhiễu đá bám vào vách tạo nên những hình thù lạ, đó là khuôn mặt ông già nhìn nghiêng, là hình con chim hạc hay đà điểu, hình hai đầu voi với chiếc vòi thả xuống, là con cò cùng chiếc mỏ dài nhọn ép vào vách động…

Động Vân Thông

Kết quả hình ảnh cho động vân thông ngũ hành sơn
Động Vân Thông. (Ảnh: Smiletravel)

Động Vân Thông nằm gọn trong lòng núi, hình tròn như đường ống chếch lên phía ngọn núi. Trong động có một tấm bia cổ, khắc 3 chữ “Ngũ Uẩn Sơn”, giữa động có một tượng Phật rất lớn.

Sau lưng là đường đi lên động, càng vào sâu càng hẹp và hướng lên đỉnh núi. Cuối động là miệng thông ra ngoài to bằng cái nong (đường kính khoảng hơn 1m). Ánh sáng từ đỉnh dọi vào trong động, tạo ánh hào quang rực rỡ.

Chùa Tam Thai

Ngu-Hanh-Son-huyen-thoai-11
Quanh cảnh chùa Tam Thai. (Ảnh: kiemviecdanang.com)

Chùa Tam Thai tọa lạc trên ngọn Thủy Sơn – một trong năm ngọn Ngũ Hành Sơn thuộc quần thể danh thắng Non Nước – Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Là một ngôi chùa cổ xây dựng năm 1930 từ thời Hậu Lê, nơi đây được xem là quốc tự và di tích Phật giáo. Năm 1825, Minh Mạng trong chuyến tuần du Ngũ Hành Sơn đã cho xây dựng lại chùa, năm 1827 cho đúc 9 tượng và 3 chuông lớn.

Thời vua Minh Mạng, em gái nhà vua đã đến tu hành tại đây. Tương truyền vua đã thiết lập du cung ở đây để nghỉ ngơi và tham quan thắng cảnh Ngũ Hành Sơn.

Trong chùa có một chánh điện thờ Phật Di Lặc bằng đồng lớn ngồi trên tòa sen, hai bên thờ tượng Quan Thánh và Bồ Tát. Chùa là nơi từng được quốc sư Hưng Liên trụ trì và đã truyền từ lúc khai sơn đến nay được 18 đời.

Ngũ Hành Sơn được ví như hòn non bộ khổng lồ giữa lòng thành phố Đà Nẵng. Cùng với Bà Nà, Sơn Trà, nơi đây được xem là điểm dừng chân hấp dẫn đối với du khách mỗi khi đến với miền Trung trên hành trình khám phá các di sản thế giới.

TinhHoa tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!