Loạt bài phản hồi “Mổ sạn thận, bác sĩ làm bệnh nhân tàn phế”: Thương lắm Củ Chi ơi

12/09/15, 10:36 Chưa phân loại

Tiếp theo loạt bài phản hồi về tính xác thực của bài viết “mổ sạn thận, bác sĩ làm bệnh nhân tàn phế”, cũng như những ý kiến của Tổng biên tập báo Một thế giới, Bác sĩ Bùi Nghĩa Thịnh lại tiếp tục có bài viết giả định về tình huống thực hiện ca mổ gây tranh cãi này. Chúng ta hãy cũng theo dõi những ý kiến của ông.

Đọc loạt bài của báo điện tử Một Thế Giới về sự vụ của bệnh viện các bạn mà máu trong trong huyết quản của tôi cứ sôi lên sùng sục. Căm giận nhà báo bao nhiêu, thì tôi lại càng cảm phục các bạn bấy nhiêu. Nếu so với các bệnh viện như Chợ Rẫy, 115 ở khu vực miền nam, Bạch Mai, Việt Đức ở khu vực miền bắc, hay Trung ương Huế, Đa khoa Đà Nẵng ở khu vực miền trung…, thì điều kiện làm việc của các bạn ở Củ Chi còn khó khăn lắm lắm lắm luôn ý. Nhưng các bạn vẫn vượt qua các trở ngại khó khăn làm được những điều phi thường. Cái này không phải tôi nói vống lên đâu mà chính cố vấn y khoa của báo Một Thế Giới, bác sĩ Phan Xuân Tước đã phải thốt lên “chỉ có trời mới biết bệnh nhân có sống hay không” khi nói về ca mổ dẫn lưu mủ thận trong tình trạng sốc tụt huyết áp của các bạn. Càng đọc tôi càng cảm phục các bạn khi các bạn đã tiến hành mổ nóng dẫn lưu mủ bể thận vào năm 2009, chỉ 1 năm sau khi Surviving Sepsis Campaign vừa mới cập nhật và nâng vai trò của kiểm soát sớm ổ nhiểm khuẩn từ mức E, mức khuyến cáo yếu nhất, dựa trên ý kiến các chuyên gia của Guideline (Hướng dẫn) năm 2004 lên mức 1C, mức khuyến cáo mạnh dựa trên chứng cứ mức độ bằng chứng C (mức C là các nghiên cứu không phân nhóm ngẫu nhiên) của Guideline năm 2008. Điều này chứng tỏ các bạn rất chịu khó cập nhật kiến thức y khoa. Viết đến đây tôi lại nhớ lại hình ảnh của tôi khi còn đang đi học lâm sàng tại bệnh viện Việt Đức, Hà Nội từ những năm 90 của thế kỷ trước (nói cho oai chứ có hơn 20 chục năm thôi à). Khi đó các thầy đã bắt đầu nhắc đến mổ nóng, mặc dù các thầy vẫn thích mổ nguội hơn. Nói thế để thấy kiến thức y học thay đổi nhanh thế nào. Do vậy trong y học, việc tự học và đào tạo liên tục rất quan trọng. Các bạn, bằng tinh thần cầu tiến đã giúp người dân Củ Chi được tiếp cận với những tiến bộ y học từ rất sớm. Trận trọng lắm Củ Chi ơi.

Quay về cuộc mổ nóng để dẫn lưu mủ bể thận của bệnh nhân đặc biệt này, tôi biết chắc nó không đơn gian như nhà báo Hồ Quang viết đâu. Do không được tiếp xúc với bệnh án, nhưng với kinh nghiệm làm Hồi sức Cấp cứu và những thông tin quý báu của phóng viên Hồ Quang đưa ra qua 2 bài báo, tôi giả định tình hình được xảy ra như vở kịch sau (nói là giả định, nhưng tôi tin nó đúng tới 70%, không tin hả, không tin thì các bạn vô khoa Hồi sức Cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy hay bệnh viện Bạch Mai mà hỏi, còn tôi tôi ngồi tôi hóng kết luận của thanh tra Sở Y tế). Để tránh sai sót khi trích dẫn lời vàng ngọc của nhà báo Hồ Quang, tôi sử dụng thủ thuật “copy & paste”, do vậy chữ nào của anh Hồ Quang nó sẽ có font khác (Arial), và có cỡ chứ 10.5. Tôi xin phép anh Hồ Quang và anh tổng đổi chữ của các anh sang mầu đỏ cho nó dễ nhìn.

Bắt đầu kịch

Tình trạng trước mổ của bệnh nhân nặng lắm lắm lắm ý, theo ghi nhận của chính anh Hồ Quang thì bệnh nhân trong tình trạng “vật vã, tiếp xúc chậm, da nổi bông tím, mạch 88 lần/phút, huyết áp 60/40mmHg…”. Huyết áp (HA) 60/40mmHg mà mổ thì đúng là giết bệnh nhân cố vấn y khoa Phan Xuân Tước nhể. Điều này thì tôi hoàn toàn đồng ý với cố vấn khi cố vấn nhận địnhbệnh nhân bị sốc và huyết áp thấp không ai mổ. Nhưng cố vấn ơi sao các bác ở Củ Chi mổ mà bệnh nhân vẫn sống? À vì họ đã nghe theo lời cố vấn phải “sử dụng thuốc tăng huyết áp lên”. Ơ cố vấn lúc đó có ở đấy đâu mà nói cho họ nghe. Họ tự làm đấy cố vấn ạ! Cố vấn vẫn chưa tin à. Đây nhà báo Hồ Quang ghi nhận: “bệnh viện đã điều trị chống sốc, dùng thuốc vận mạch, bù dịch điện giải, kháng sinh, bệnh nhân đã tạm ổn được chuyển vào khu điều trị hồi sức tích cực”. Cố vấn ơi thuốc vận mạch chính là thuốc tăng huyết áp đấy ạ. Em tin cố vấn biết điều này, và em tin cố vấn đã giải thích cho các nhà báo của Một Thế Giới rồi, nhưng có lẽ nhà báo Hồ Quang có tính hấp tấp, đọc trước quên sau nên mới viết chéo ngoe như vậy. Ôi anh tổng biên tập Một Thế Giới ơi, em mà là anh thì em sẽ chuyển nhà báo Hồ Quang sang làm công tác khác vì viết báo mà như này không chỉ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín báo nhà, mà còn bôi bẩn thanh danh của cố vấn y khoa Phan Xuân Tước nữa chứ! Xấu hổ quá anh tổng ơi.

Đứng trước bệnh nhân nặng như thế này, các bác sĩ ở Củ Chi đã phải làm gì để cứu sống bệnh nhân? Ai đã từng làm Cấp cứu Hồi sức (CCHS), sẽ thấy rất nản khi nhận bệnh nhân mà HA có 60/40 vào lúc 10 giờ đêm! Nản thì vẫn phải làm. Họ bắt đầu đổ dịch, đổ rất nhiều dịch. Lo lắm ý, có khi khoa Hồi sức Cấp cứu không đủ dịch lại phải chạy vào phòng mổ vay mấy chai, tuyến Quận Huyện mà chứ có phải ở bệnh viện Nguyễn Trãi của cố vấn đâu! Đổ dịch kha khá, các bác ấy mới dùng vận mạch (thuốc nâng HA đấy). Mà có khi ca này vừa truyền dịch vừa dùng vận mạch luôn, chả kịp đợi để đánh giá hiệu quả truyền dịch. Dẫm chân oành oành hàng tiếng, HA vẫn phập phù, tới gần sáng HA mới leo lên được 90/50mmHg. Ôi CCHS Củ Chi giỏi quá đi thôi (mình được thơm lây với các anh ý vì cùng dân CCHS mà).

HA này thì có thể mổ được rồi. Mời trực lãnh đạo viện hội chẩn gấp thôi. Bây giờ phải mổ để lấy mủ ra chứ cứ để trong đó thì nó thối thận hết thôi, mà trên siêu âm mủ nhiều thế thì có tắm bệnh nhân bằng kháng sinh, kháng sinh cũng không thấm được vào ổ mủ đâu! Cuộc hội chẩn diễn ra căng thẳng:

– HA 90/50 bấp bệnh lắm, bác sĩ gây mê nhận định, chỉ sợ rớt HA lúc gây mê thôi. Bệnh nhân này mà rớt HA lần nữa chắc chết trên bàn mổ lắm!

– Sốc nhiễm trùng do viêm mủ bể thận tỷ lệ tử vong cao lắm, bác sĩ phẫu thuật chua chát! Tôi đề nghị cứ tiếp tục “điều trị nội khoa”, nếu bệnh nhân có tử vong thì là do bệnh nặng, chứ để chết trên bàn mổ, tôi chẳng biết ăn nói thế nào với người nhà bệnh nhân cả. Tôi chỉ e làm được thì không ai khen, vì người ta cho đó là điều tất nhiên, còn bệnh nhân chết thì mình tôi chịu hết. (Em phục anh quá anh ơi, anh tiên lượng như thần, anh mổ bệnh nhân chưa chết mà còn bị bọn nhà báo oánh anh tơi bời)

– Em nghĩ không mổ bệnh nhân này chắc chết, BS CCHS lí nhí tham gia ý kiến, nếu mổ chắc còn chút le lói tí hy vọng.

– Mổ, BS trực lãnh đạo quả quyết, một chút hy vọng cũng phải làm. Các cậu giải thích với gia đình bệnh nhân rồi khẩn trương chuẩn bị mổ.

Quyết đoán và can đảm lắm lãnh đạo Củ Chi ơi.

Bác sĩ phẫu thuật căng thẳng đi ra gặp người nhà giải thích: “Ca này khó lắm, không mổ chắc chết, mổ thì chỉ có trời mới biết bệnh nhân có sống hay không”. Chả biết Ông Trời run rủi thế nào mà người nhà bệnh nhân lại đồng ý mổ. (Cố vấn Phan Xuân Tước cứ yên, em chưa thấy phẫu thuật viên nào đè bệnh nhân ra mổ mà không giải thích cả!) Trong khi bác sĩ gây mê suy tư đi về chuẩn bị phòng mổ, thì chỉ có tay bác sĩ CCHS thở phào nhẹ nhõm vì sắp được chợp mắt rồi. Tranh thủ thôi, 6 giờ sáng rồi. Ai lại nằm chềnh ềnh trong phòng bác sĩ lúc trưởng khoa đến giao ban sáng chứ, mất điểm với sếp lắm. Ơ cơ mà sao cồn cào vậy. Thôi chết bát mỳ úp vội vẫn nằm chình ình trên bàn. Heo(4) bỏ bữa đói là phải.

Muốn biết kết quả cuộc mổ ra sao, tính mạng bệnh nhân như thế nào, mời các bạn xem phần sau, bài 1 của tác giả Hồ Quang trên báo Một Thế Giới sẽ rõ.

Hết kịch

Nếu vở kịch của tôi viết kịch bản đúng 70% thì các bạn cũng có thể hình dung sức ép trước mổ lớn như thế nào lên ê kíp gây mê và phẫu thuật của bệnh viện Củ Chi. Trong điều kiện áp lực lớn như vậy mà mổ thành công ca khó như thế này thì: “Hỡi các đồng nghiệp trên toàn cõi Việt Nam, chúng ta tiếc gì không ngả mủ để thán phục các đồng nghiệp của chúng ta ở bệnh viện Củ Chi. THƯƠNG LẮM CỦ CHI ƠI!
(Bây giờ là 6:30 phút sáng rồi, tôi tạm nghỉ đi ăn mỳ tôm đã, hẹn các bạn bài tới)

Theo Bác sĩ Bùi Nghĩa Thịnh
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Theo bacsinoitru.vn

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?