Loài quạ bắc cầu Ô Thước cho Ngưu Lang – Chức Nữ qua các tác phẩm hội họa thế giới

Loài quạ trong ngày Thất Tịch có hành động tốt đẹp bắc cầu Ô Thước cho Ngưu Lang – Chức Nữ gặp nhau, nhưng ngày nay hình ảnh của chúng lại thường gắn liền với chết chóc và điềm gở. Tuy nhiên, thực tế loài chim này là một trong những sinh vật tuyệt vời đã cuốn hút nhiều họa sĩ thế giới.

Loài quạ ngày Thất Tịch qua các tác phẩm hội họa thế giới. Ảnh 1
Tương truyền, ngày 7 tháng 7 âm lịch hàng năm Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau. (Ảnh qua HISTORY Canada)

Loài quạ trong ngày Thất Tịch

Mỗi năm cứ đến những ngày đầu tháng 7 âm lịch, bầu trời ban đêm thường có những trận mưa lất phất được người Việt gọi là mưa ngâu báo hiệu cho một ngày lễ truyền thống ca ngợi tình yêu nam nữ, một ngày lễ tôn vinh sự khéo tay của các cô gái, ngày hội cầu duyên của các nam thanh nữ tú sắp đến – đó chính là ngày Thất Tịch mùng 7 tháng 7 âm lịch.

Ngày Thất Tịch được người hiện đại gọi là “Valentine châu Á”. Ngày lễ này bắt nguồn từ câu chuyện thần thoại về một tình yêu xa cách nhưng vĩnh cửu của Ngưu Lang – Chức Nữ, mỗi năm họ chỉ có thể gặp nhau một lần vào mùng 7 tháng 7 âm lịch, khi loài quạ xếp thành cầu Ô Thước bắc qua sông Thiên Hà.

Mặc dù những con quạ có hành động tốt đẹp giúp Ngưu Lang – Chức Nữ gặp nhau, nhưng ngày nay hình ảnh loài chim này lại thường gắn liền với chết chóc và những điềm gở.

Quạ là loài chim tinh nghịch, gây nên nhiều phiền nhiễu và làm cho người khác khiếp sợ. Do đó, ý nghĩa của loài chim này thường bị hiểu sai lệch trên toàn thế giới.

Trong lịch sử, quạ được mô tả là con chim đáng sợ, kẻ lừa đảo và đôi khi là con chim ngu ngốc. Nhưng bạn có biết rằng trong thực tế, nó là một trong những sinh vật tuyệt vời nhất trên thế giới?

Đó là lý do vì sao nó vẫn cuốn hút rất nhiều người, bao gồm cả các họa sĩ, họ đã vẽ nó bằng cả niềm đam mê của mình.

“Nghệ thuật quạ” là chỉ hình ảnh con quạ trong nghệ thuật khắp thế giới. Những người họa sĩ đã lấy nó làm chủ đề nghệ thuật, biến những chú quạ đen đủi thành nhân vật chính duyên dáng trong các bức tranh.

Nếu như bạn là một người yêu thích nghệ thuật quạ hoặc chỉ đơn giản là mê mẩn trước những chú quạ, thì bài viết hôm nay có thể làm thỏa mãn trí tò mò của bạn về loài chim đen huyền bí có thể đậu trước sân nhà bạn bất cứ lúc nào.

Loài quạ ngày Thất Tịch qua các tác phẩm hội họa thế giới. Ảnh 2
Minh họa về quạ trong sách xuất bản năm 1921 “Truyện ngụ ngôn tàu buôn”. (Ảnh qua Owl Cation)

Loài quạ trong nghệ thuật và lịch sử

Trong nhiều nền văn hóa trên toàn thế giới, quạ có rất nhiều ý nghĩa, thường được phản ánh trong các tác phẩm nghệ thuật và phong cách nghệ thuật của quốc gia đó.

Trong truyền thuyết Celtic, quạ đại diện cho nữ thần của vẻ đẹp và tình yêu Branwen. Quạ cũng chính là hóa thân của anh trai nữ thần này – Bran the Blessed.

Hình ảnh quạ cũng xuất hiện phổ biến trong các tác phẩm nghệ thuật cổ điển của người Mỹ bản địa và người Inuit. Nó mang ý nghĩa khác nhau ở các quốc gia trên đảo Rùa (Bắc Mỹ).

Trong một số câu chuyện dân gian của nhiều nơi hoặc các bộ lạc, quạ được xem là kẻ trộm, kẻ lừa đảo, hoặc những sinh vật tạo ra thế giới. Nhưng riêng với người Inuit, quạ là loài vật mang lại ánh sáng và họ luôn biết ơn những con quạ vì món quà quý giá này.

Trong thế giới Ả Rập cổ đại, quạ được coi là “cha đẻ của điềm báo” hay Abu Zajir. Các câu truyện ngụ ngôn như The Fables of Bidpai (còn được gọi là Kalila và Dimna) có niên đại từ thế kỷ 13 được tìm thấy ở Trung Đông (Iraq và Syria) chứa hình ảnh minh họa của loài quạ được vẽ bằng tay. Điển hình là các câu chuyện Cáo và Quạ hoặc Quạ Vương của “Bidpai”.

Loài quạ ngày Thất Tịch qua các tác phẩm hội họa thế giới. Ảnh 3
Tranh minh họa khoảng thế kỷ 13 trong “Truyện ngụ ngôn của Bidpai”. (Ảnh qua Pinterest)

Đối với nghệ thuật phương Tây, quạ thường được mô tả với hình ảnh đang đứng trên một cành cây, dõi mắt nhìn chằm chằm vào ánh trăng, hoặc góp mặt vào trong một quan cảnh ảm đạm và cằn cỗi.

Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu hình ảnh của loài quạ trong nền nghệ thuật trên toàn thế giới. Nó đã được các nghệ sĩ mô phỏng trong nhiều loại hình nghệ thuật với những nét đặc trưng riêng.

Các nhà tự nhiên học

Một số bản vẽ nổi tiếng nhất về quạ được các nhà tự nhiên học của thế kỷ 18 và 19 thực hiện, phục vụ chủ yếu cho công tác nghiên cứu khoa học, nhưng vô tình những bức tranh quạ đã trở thành tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng.

Hai nhà tự nhiên học có mô tả về quạ nổi tiếng trên toàn thế giới là John James Audobon (người Mỹ gốc Phi) và Georges-Louis Leclerc, Comte de Buffon.

Loài quạ ngày Thất Tịch qua các tác phẩm hội họa thế giới. Ảnh 4
Tác phẩm “Quạ Mỹ” của John James Audubon và Julius Bien. (Ảnh qua Bảo tàng Brooklyn)

Samjokgo: Những con quạ ba chân của Hàn Quốc

Samjokgo đặc biệt phổ biến ở Goguryeo cổ đại (Bắc Triều Tiên ngày nay, còn được viết là “Koguryo”). Các mô tả về Samjokgo được tìm thấy trong các bích họa ở những ngôi mộ.

Theo đó, Samjokgo là loài vật rất được tôn kính ở quốc gia này. Nó được xem là một con chim có sức mạnh phi thường, thậm chí sức mạnh đó còn lớn hơn cả rồng và phượng hoàng. Loài chim này cũng được tôn kính ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc ngày nay.

Loài quạ ngày Thất Tịch qua các tác phẩm hội họa thế giới. Ảnh 5
Quạ 3 chân trên một ngôi mộ cổ ở Triều Tiên. (Ảnh qua Pinterest)

Kawanabe Kyōsai: Họa sĩ vẽ quạ huyền thoại của Nhật Bản

Kawanabe Kyōsai là họa sĩ vĩ đại cuối cùng của Nhật Bản từ thế kỷ 19. Thời kỳ mà Nhật Bản ngập chìm trong tham nhũng và người dân bị kiểm soát gắt gao.

Họa sĩ này cũng là nhà châm biếm chính trị, nổi tiếng với các bức tranh khắc họa ma quỷ, tranh châm biếm các chính trị gia Nhật Bản, phụ nữ mặc kimono và quạ.

Các bức tranh quạ của ông được cả người nước ngoài biết đến với con dấu đặc trưng được dành riêng cho Kawanabe Kyōsai là “quạ bay trên mọi vùng đất”.

Khác với các nghệ sĩ phương Tây, Kawanabe Kyōsai vẽ quạ bằng trí nhớ của mình sau khi đã quan sát chúng trong môi trường tự nhiên.

Đến nay ông vẫn là một trong những danh họa lớn thế giới. Các bức tranh của ông hiện được trưng bày tại nhiều bảo tàng trên toàn cầu.

Loài quạ ngày Thất Tịch qua các tác phẩm hội họa thế giới. Ảnh 5
Bức tranh vẽ quạ của Kawanabe Kyōsai. (Ảnh qua Tumblr)

Nghệ thuật quạ

Trong nhiều nền văn hóa, quạ được xem là điềm báo của cái chết hoặc kẻ lừa gạt tinh ranh. Nó có mối liên hệ rộng rãi với các câu truyện ngắn nổi tiếng “Con quạ” (The Raven) của Edgar Allen Poe.

Quạ thường được mô tả trong các tác phẩm nghệ thuật gothic hoặc các bức tranh mang chủ đề thần chết gõ cửa.

Một mô tả phổ biến trong các tác phẩm phương Tây đến từ Kinh Thánh. Trong Các Vua 1:17, Chúa đã gửi những con quạ để nuôi vị tiên tri Eli.

Họa sĩ vẽ quạ châu Âu

Loài quạ ngày Thất Tịch qua các tác phẩm hội họa thế giới. Ảnh 5
“Cây của quạ” của Caspar David Friedrich (1774-1840). (Ảnh qua Wikimedia Commons)

Nhiều họa sĩ vĩ đại nhất của châu Âu có các tác phẩm được lấy cảm hứng từ quạ, mặc dù quạ mang đến cảm giác bí ẩn, thậm chỉ là bi quan, tuyệt vọng cho cảnh quan của bức tranh.

Vào năm 1822, họa sĩ tranh phong cảnh người Đức Caspar David Friedrich vẽ một bức tranh có tựa đề Cây của quạ (Der Baum der Krähen). Đây là một tác phẩm siêu thực mô tả cây sồi đang đứng giữa các loài cây đã chết và bị mục nát. Loài cây này đứng hiên ngang để bảo cho chắn cho mộ của những chiến binh Hun đã chết vì bảo vệ quê hương khỏi sự xâm lược của binh đoàn La Mã.

Trong bức tranh này, quạ và cây đại diện cho cái chết, chúng phải chịu đựng sự thử thách của thời gian và mẹ thiên nhiên.Bức tranh được vẽ bằng màu sắc tương phản tuyệt vời của Friedrich.

Một danh họa khác có các bức tranh về quạ ấn tượng là Charles-François Daubigny (1817-1878, người Pháp). Trong đó, các bức tranh được vẽ vào năm 1873 của ông mô tả cảnh tuyết rơi lúc hoàng hôn và những con quạ đậu trên cành cây.

Loài quạ ngày Thất Tịch qua các tác phẩm hội họa thế giới. Ảnh 6
Tác phẩm “Tuyết” của Charles-François Daubigny. (Ảnh qua Pinterest)

Tất cả những gì chúng ta cảm nhận là phong cảnh mùa đông ảm đạm, rải rác đâu đó hình ảnh của những con quạ. Khi này hình ảnh những con quạ trên cành cây trơ trụi, bên dưới gốc cây hay trên mặt đất làm tăng thêm sự ảm đạm và ớn lạnh cho người xem.

Ngoài ra, bức tranh quạ nổi tiếng khác xuất phát từ các một họa sĩ thuộc trường phái ấn tượng của Daubigny là họa sĩ Barbizon Jean-François Millet (1814-1875).

Những bức tranh của Millet thường miêu tả nông dân và vùng nông thôn Pháp, cùng nhiều khó khăn mà họ đang phải chịu. Tiêu biểu trong số đó là bức tranh Winter With Crows vẽ năm 1862. Khi này ông đã sử dụng hình ảnh con quạ để làm điểm nhấn cho tác phẩm của mình. Chi tiết của bức tranh cho thấy một bầu trời ảm đạm và một cánh đồng gồ ghề với những con quạ đậu khắp nơi.

Loài quạ ngày Thất Tịch qua các tác phẩm hội họa thế giới. Ảnh 7
Tác phẩm “Winter With Crows” (Mùa đông với những con quạ) của Millet. (Ảnh qua Arbrealettres – WordPress.com)

Tuy nhiên, mùa đông trong bức tranh đang bắt đầu bao phủ khắp nơi và mọi người đã thu hoạch mùa màng. Nhưng những con quạ vẫn tìm kiếm thức ăn còn sót lại trên cánh đồng.

Theo John Berger trong bài tiểu luận về Millet và người nông dân, bức tranh này mô tả một cuộc đấu tranh. Đó chính là cuộc đấu tranh cho việc canh tác đất ở giữa đồng bằng rộng lớn với các yếu tố ngoại cảnh có tác động lớn đến người nông dân.

Quạ trong nghệ thuật hiện đại

Hình ảnh của quạ vẫn tiếp tục trở thành một phần quan trọng trong nền nghệ thuật hiện đại. Nó xuất hiện trong nhiều bức tranh khác nhau của các danh họa. Cả nổi tiếng và không nổi tiếng.

Quạ cũng là một phần không thể thiếu trong nghệ thuật dân gian, nghệ thuật trang trí Halloween và nhiều loại hình nghệ thuật khác.

Ngoài ra, các nghệ sĩ chuyên vẽ động vật hoang dã cũng đã khắc họa con vật này tại những vùng đất hoang sơ hơn 1 thế kỷ nay.

Xu hướng này được khởi đầu từ họa sĩ người Thụy Điển – Bruno Liljefors vào cuối thế kỷ 19 và tiếp tục phát triển cho đến ngày nay.

Loài quạ ngày Thất Tịch qua các tác phẩm hội họa thế giới. Ảnh 8
Tác phẩm năm 1891 của Bruno Liljefors “Hooded Crows” (Những chú quạ trùm đầu). (Ảnh qua Pinterest)

Không còn nghi ngờ gì nữa, quạ là loài vật thông minh nhất thế giới và cũng là giống chim có nhiều điểm thú vị để chúng ta khám phá.

Nhưng điều đáng buồn là cho đến nay nhiều người trong chúng ta vẫn chưa hiểu đúng ý nghĩa của loài chim này. Chính nhận thức sai lầm của chúng ta đã ngăn cản mọi người nhìn nhận chúng như loài chim duyên dáng và có nhiều điểm tương đồng với con người. Vì vậy, chúng chỉ trông hạnh phúc hơn khi trở thành chủ đề của các bức tranh nghệ thuật.

Tú Văn, theo OC

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!