John McCain kêu gọi chiến tranh hàng thập kỷ khắp thế giới

09/10/18, 03:49 Trung Quốc
(Ảnh qua HAF)

Ngày 25/8, Thượng nghị sĩ John McCain từ trần vì căn bệnh ung thư não. Nhiều bài báo thuật lại về cuộc đời và sự nghiệp của ông được giới truyền thông đăng tải, nhưng Geopolitics Alert lại biên soạn một danh sách các lý do tại sao người Mỹ không nên quan tâm đến McCain.

Geopolitics Alert tổng hợp những lời kêu gọi chiến tranh lịch sử của ông McCain. (Ảnh qua HAF)

Trong bảng danh sách đó là một sự tổng hợp những lời kêu gọi chiến tranh lịch sử của ông McCain. Hầu hết chúng đều thúc đẩy sự can thiệp của Mỹ trong vai trò dẫn đầu ở các cuộc chiến tranh trên khắp thế giới.

Rõ ràng việc kêu gọi chiến tranh đã có lịch sử lâu đời, do đó Geopolitics Alert đã biên soạn các ví dụ trắng trợn nhất từ Châu Âu đến châu Á.

Afghanistan và Iraq

Trong quá khứ tất cả các Thượng nghị sĩ của Hoa Kỳ (ngoại trừ ông Barbara Lee của bang California) đã bỏ phiếu cho để Tổng thống George W. Bush có quyền xâm chiến Afghanistan sau sự kiện ngày 11/9.

Tuy nhiên, ông McCain cảm thấy không hài lòng với việc Hoa Kỳ chỉ tiến hành xâm lược Afghanistan. Bởi thực tế ông đã có những mục tiêu khác trong đầu từ rất sớm, ngay sau khi các tòa tháp sụp đổ.

Điều này hoàn toàn trái ngược với lời tuyên bố của ông McCain vào năm 2014 là “chiến tranh có lẽ sẽ không xảy ra” nếu ông giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ năm 2000 ở Đảng Cộng hòa và cuộc tổng tuyển cử diễn ra tiếp theo sau.

Vào ngày 12/9/2001, ông McCain xuất hiện trên kênh truyền hình MSNBC và trình bày một danh sách dài các quốc gia mà ông cảm thấy đang cung cấp một “bến cảng an toàn” cho các nhóm al-Qeada. Bảng danh sách này tất nhiên sẽ bao gồm cả Iraq và một số quốc gia khác.

Syria

Trong bảng danh sách năm 2001 bao gồm cả Syria. Mặc dù chế độ ông Bush không còn cơ hội tiếp tục lật đổ các quốc gia Trung Đông sau sự thất bại ở Iraq, nhưng ông McCain dường như vẫn chưa đánh mất sự hận thù của mình đối với ông Bashar Al-Assad.

Ngay sau khi cuộc chiến Mùa Xuân Ả Rập nổ ra ở Syria, ông McCain và đồng minh Thượng Nghị Sĩ JLindsey Graham đã nhanh chóng tìm thấy cách giao tiếp với “phe đối lập Syria”.

Chỉ vài tháng sau khi Hoa Kỳ ủng hộ các cuộc biểu tình ở Syria (ngay cả khi có đại sứ của họ tham dự), ông McCain và Graham bắt đầu kêu gọi can thiệp đối với quân đội Syria và các nhóm “nổi loạn” khác.

Libya

Những kế hoạch của McCain về Syria chưa bao giờ tiến triển theo đúng cách mà ông muốn, nên có lẽ ông cần biết rằng chúng sẽ không bao giờ mang lại kết quả khả quan.

Nhưng nếu như ông McCain không muốn nhìn vào Iraq để nhận ra điều đó, ông có thể lấy một ví dụ điển hình gần đây chính là sự can thiệp của NATO ở Libya.

Chưa đầy một năm trước khi ông McCain muốn can thiệp vào các tổ chức hồi giáo của Syria, ông đã ủng hộ việc ném bom ở khu vực này và cấm bay ở Libya.

Thượng nghị sỹ McCain thậm chí còn muốn tạo ra nhiều hành động gay gắt hơn để chống lại Libya, và bây giờ nước này đã trở thành một khu vực hoang dã phía tây. Đây cũng chính là nơi đã hứng chịu tất cả các hoạt động kinh hoàng của nhóm Nhà nước Hồi Giáo (ISIS) tự xưng và kẻ nô lệ thương mại mới.

Tây và Trung Phi

McCain là nhà vô địch của các “cuộc chiến chống khủng bố” ở các vùng khác của châu Phi.

Mặc dù ông không ra mặt trực tiếp ủng hộ những kẻ khủng bố tại một số quốc gia Châu Phi, nhưng ông vẫn đứng đằng sau và kêu gọi sự can thiệp của Mỹ trên khắp lục địa đen.

Bảng danh sách mà ông McCain theo đuổi bao gồm cả các quốc gia đang phải đối mặt với các cuộc nổi loạn Hồi giáo, điển hình là Mali.

Theo đó ông kêu gọi những kế hoạch như “triển khai lực lượng đặc biệt” để giải cứu các cô gái bị tổ chức Boko Haram ở Nigieria bắt cóc. Song song đó là sự can thiệp sâu vào Sudan, nơi ông và vợ của mình đã đầu tư một khoản tiền lớn trong thời gian dài.

Iran

Một quốc gia khác nằm trong danh sách các quốc gia đáng ghét được chính quyền Bush (của ông Paul Wolfowitz) tạo ra và đồng thời cũng là mục tiêu lâu năm khác mà ông McCain theo đuổi tất nhiên là Iran.

Điều này cho thấy những hành động của McCain đã đi ngược với lời nói “ông ấy cầu nguyện” sẽ không bao giờ có cuộc chiến nào với Iran.

Nhưng thực tế là người đàn ông này đã không ngừng kêu gọi nó và thậm chí còn ủng hộ việc ném bom đất nước khi ăn cảm thấy điều đó đúng đắn.

Sự thật, ông McCain có một vị trí quan trọng trong các cuộc chiến chống Iran và lòng thù địch của ông dành cho quốc gia này vô cùng sâu đậm. Đến mức mà cách tổ chức quân sự hàng đầu của Hoa Kỳ như Viện Cato cũng cảm thấy rằng ông ta quá hiếu chiến với Iran.

Bosnia và Kosovo

Sau những gì đã diễn ra, dường như ông McCain vẫn chưa hài lòng với việc mình chỉ ủng hộ các nhà nước thánh chiến Salafi tại những cái nôi truyền thống ở Trung Đông và Bắc Phi. Chính vì vậy ông đã tiến hành ủng hộ các tổ chức tự do bạo lực trên khắp châu Âu.

Hành động này bắt đầu vào giữa những năm 1990, khi McCain trở thành người ủng hộ những lời kêu gọi cuộc chiến tranh của tổng thống Bill Clinton tại Bosnia.

Khi đó nhiều người Hồi giáo đã tìm đến Bosnia để tham gia vào nhóm người Mujahideen (nhóm thánh chiến). Từ đó họ đã tìm đến các nhóm khủng bố như IS trong những năm gần đây.

Ngoài ra, McCain còn tiếp tục ủng hộ phong trào Takfiri tiềm năng và thậm chí ông còn kêu gọi sự can thiệp của Mỹ nhiều hơn trước kia.

Ông cũng đưa ra quyết định tương tự khi ủng hộ sự can thiệp của Mỹ vào Kosovo trong những năm 1990.

Và khi cuộc xung đột Kosovo xảy ra, McCain đã theo phe quân đội giải phóng Kosovo, một tổ chức thánh chiến diệt chủng có quan hệ mật thiết với Al Qaeda dưới quyền trùm khủng bố Osama Bin Laden.

Ukraine

Không chỉ hỗ trợ những nhóm người thánh chiến ở đâu Âu, McCain còn ủng hộ Đức Quốc xã công khai hoạt động (như thành lập những đội quân giết người cho Kiev) trong cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine.

Điều này bắt đầu vào năm 2014 và đến những ngày cuối đời ông vẫn tiếp tục cam kết hỗ trợ cho các tội ác của Kiev tại khu vực thành phố Donbass.

Nga

Câu chuyện về sự thù hận của McCain đối với Nga bắt đầu kéo dài trở lại khi chiến tranh lạnh diễn ra. Chúng ta có nhiều lý do để nói rằng ông dành nhiều sự tập trung vào việc gây ra mối đe dọa dành cho Moscow trong khoảng 15 đến 20 năm.

Nhưng nó đã thay đổi vào năm 2018 cùng với cuộc chiến ở Nam Ossetia giữa Gruzia và Nga.

Trong cuộc xung đột này, ông McCain là người to giọng nhất trong việc khẳng định rằng Mỹ “nên ngay lập tức kêu gọi một cuộc họp tại Hội Đồng Bắc Đại Tây Dương, để đánh giá các biện pháp an ninh và xem xét lại Gruzo. Đó là cách mà NATO có thể đóng góp để ổn định tình trạng nguy hiểm này”.

Tình huống tương tự lặp đi lặp lại ở Ukraine vào năm 2014, nhưng những bình luận tồi tệ nhất của McCain mới xuất hiện trong năm nay.

Theo đó, ngay sau khi cộng đồng tình báo Hoa Kỳ cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống cuối năm 2016 của Hoa Kỳ, ông McCain chính là người đầu tiên phát biểu rằng: Sự kiện này là một “hành động chiến tranh”, mặc dù vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng nào được đưa ra.

Khi này ông McCain nói với tổng thống Donald Trump rằng: “Ông đừng mạo hiểm tạo ra hòa bình với Nga”.

Ảnh biếm họa về sự hiếu chiến của John McCain đối với Nga và Iran. (Ảnh qua Рinterest)

Bắc Triều Tiên

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) cũng là mục tiêu ban đầu của McCain khi ông đưa ra danh sách của mình vào ngày 12/9.

Tuy nhiên, mặc dù “đối thủ Trump” đã tái thiết quan hệ với Bắc Triều Tiên, nhưng ông McCain vẫn kêu gọi Tổng thống Trump hãy tấn công quốc gia đang chạy đua theo vũ khí hạt nhân này.

Trung Quốc

Chính McCain là người đã tạo những mối đe dọa kỳ lạ và mơ hồ đối với đất nước Trung Quốc trong quá khứ. Điển hình như việc McCain khẳng định cuộc chiến “Mùa Xuân Ả Rập đang đến Trung Quốc”.

Có thể thấy Trung Quốc có lẽ là mục tiêu nằm trong khoảng ngoại vi của McCain. Tuy nhiên, ông vẫn khuyến khích việc phản đối đất nước này cho đến khi qua đời. Cùng với đó là những lời kêu gọi “các cuộc tập trận tự do trên biển” và những cuộc tập trận hải quân khác ở biển Đông.

Sau tất cả, ta có thể nhận thấy chính ông McCain đã khuyến khích mở rộng sự chết chóc trên toàn thế giới.

Đại diện quân đội trưởng của John McCain nói về ông sau các hoạt động hải quân

John McCain là một “anh hùng chiến tranh” không hoàn thành nhiệm vụ cùng với 894 người trong tổng số 899 người lính và vẫn được đóng quân tại một đơn vị hải quân ở vùng Đông Bắc nước Pháp, tuy nhiên ông là người thăng tiến trước những người khác. Điều này xảy ra tương tự với hai trong số 898 người bạn cùng lớp khác của ông.

Một “anh hùng chiến tranh” thật sự sẽ không làm rơi 3 máy bay phản lực của hải quân Hoa Kỳ do thiếu năng lực. Nó bao gồm cả các cuộc huấn luyện phi chiến đấu.

Một “anh hùng chiến tranh” thật sự sẽ không được ghi nhận về sự say xỉn và vô trật tự và cũng không tạo ra các lời khuyến cáo gây bất hòa khoảng hơn hai chục lần trong vòng chưa đầy 3 năm.

Một “anh hùng chiến tranh” thật sự sẽ không được thăng chức chỉ huy phi đội sân bay sau ông nội của mình, khi ông làm đâm chiếc máy bay thứ ba.

Một “anh hùng chiến tranh” thật sự sẽ không có tất cả các hồ sơ quân sự bao gồm cả những loại hồ sơ ghi chép khoảng thời gian tại Việt Nam. Cũng như ông sẽ không có tất cả các hành động kỷ luật chống lại việc kiểm duyệt và niêm phong “như một điểm mờ của An Ninh Quốc Gia”.

Một “anh hùng chiến tranh” thật sự sẽ không được nhận 28 huy chương cho tất cả “sự dũng cảm” vì thực tế là ông đã bị bắn hạ và bị bắt lúc thực hiện nhiệm vụ.

Nhất là khi ông đã tham gia các chiến dịch quan hệ công chúng nổi tiếng, vì ông là con cháu của hai người đô đốc hải quân được tôn vinh. Một “anh hùng chiến tranh” cũng sẽ không liên tục lừa dối người vợ luôn ở lại nước Mỹ đợi chờ chồng. Để rồi sau đó ông tiếp tục lừa dối bà ấy nhiều hơn nữa khi trở về. Kết quả là ông ly dị và từ bỏ bà.

“Anh hùng chiến tranh” thật sự sẽ không tiến hành bỏ phiếu một cách có hệ thống để chống lại mọi khoản thanh toán và việc gia tăng lợi ích cho quân đội, cũng như cựu chiến binh trong suốt toàn bộ sự nghiệp chính trị của mình.

Nhưng sau khi ông tự xưng mình là “dân biểu của người lính”, ông đã dùng thẻ tín dụng cho việc chuyển giao chế độ dành cho binh lính để mang lại lợi nhuận cho hóa đơn mà trước đây mình đã bỏ phiếu chống lại.

“Anh hùng chiến tranh” McCain III đánh mất chiếc máy bay phản lực số 1 hải quân năm 1958, khi ông lao xuống Vịnh Corpus Christi trong lúc tập luyện hạ cánh. Ông đã bị bất tỉnh do những tác động khi chiếc máy bay rơi xuống vực. Đây là vụ tai nạn thứ hai của McCain sau khi ông được điều đến Địa Trung Hải.

Ông Timberg viết rằng máy bay của McCain “bay quá thấp trên bán đảo Iberia”, “ông đã lấy ra một số đường dây điện (gợi nhớ đến vụ việc năm 1998, khi đó một chiếc thủy quân lục chiến cắt xuyên qua các dây cáp của một chiếc thuyền đáy tại khu vực nghỉ mát trượt tuyết ở Ý. Nó đã giết chết 20 người) và khởi đầu hàng loạt các câu chuyện trên báo chí. Trong đó ông được phỏng đoán rằng là con trai của một đô đốc”.

Vụ tai nạn thứ ba của McCain xảy ra khi ông trở về sau chuyến bay của phi cơ huấn luyện hải quân đi đến bang Philadelphia. Chuyến đi nhằm phục vụ cho trận bóng đá của hải quân.

Ông Timberg kể lại rằng McCain đã nói: “Tôi có một ngọn lửa” và đã trải qua các thủ tục tiêu chuẩn ba lần trước đó khi bay vượt xa 300 mét.

Sau đó ông đã đáp xuống một bãi biển vắng vẻ rồi máy bay đâm sầm vào bụi cây.

Sự tổn thất thứ 5 mà McCain mang đến là ởnhiệm vụ thứ 23 của ông ở miền Bắc Việt Nam vào ngày 26/10/1967. Đó là khi chiếc A-4 Skyhawk do ông điều khiển bị một tên lửa đối không bắn hạ. Lúc này McCain bị rơi ra khỏi máy bay, hai cánh tay và một chân bị gãy. Sau đó ông đã nhảy dù vào hồ Trúc Bạch gần Hà Nội.

Thiếu tá Hải quân John McCain gãy hai tay và một chân, được các bác sỹ quân y Việt Nam chữa trị. (Ảnh: internet)

Đối với 23 nhiệm vụ chiến đấu (khoảng 20 giờ trên lãnh thổ địa phương), Hải quân Hoa Kỳ đã trao cho McCain một Ngôi sao bạc, một huy chương Legion of Merit cho Lòng can đảm, một huy chương Distinguished Flying Cross, 3 ngôi sao đồng, hai huy chương khen thưởng cùng với hai huy chương Purple Hearts và hàng loạt các huy chương khác nhau.

Ông Bill McCain, Cựu chiến binh của Việt Nam và cũng là cựu giám đốc văn phòng POW/MIA của Hoa Kỳ – Đại diện chính thức đầu tiên của Mỹ tại Sài Gòn, Việt Nam kể từ mùa thu năm 1973 giải thích: “McCain có khoảng 20 giờ chiến đấu”.

“vì McCain có 28 huy chương”, “nên mỗi huy chương tương đương với khoảng nửa giờ anh ta phục vụ chiến đấu. So sánh với những lính bộ binh – những người hay càu nhàu có hơn 7.000 giờ chiến đấu trên mặt đất – thì có thể nói với bạn rằng đôi lúc và trong nhiều tình huống một nhà tù có thể là thứ khá tốt dành cho họ”.

Tú Văn, theo HAF

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?