Hơn 95% dân số toàn thế giới đang phải sống trong bầu không khí dưới mức tiêu chuẩn

19/04/18, 13:41 Thảm họa

Theo Báo cáo Tình trạng Không khí toàn cầu năm 2018 (PDF), ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra hơn 6 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm, kinh hoàng hơn bất cứ loại dịch bệnh nào từ trước tới giờ.

Người dân lái xe qua con đường đầy khói bụi, thậm chí khó nhìn rõ các phương tiện di chuyển phía trước. Ảnh chụp tại tỉnh Giang Tô.
Người dân lái xe qua con đường đầy khói bụi, thậm chí khó nhìn rõ các phương tiện di chuyển phía trước. Ảnh chụp tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)
Những con số này không hề biết nói dối: 95% trong số 7 tỷ người trên Trái đất đang sống trong bầu không khí kém trong lành, và khi xét đến các tiêu chuẩn, có tới 60% dân số thế giới thậm chí không được hưởng bầu không khí thỏa mãn những tiêu chuẩn tối thiểu.

Đây là những con số được đưa ra trong Báo cáo Tình trạng Không khí toàn cầu năm 2018 (PDF), một trong những đánh giá thường niên của tổ chức Health Effects Institute (HEI) về hiểm họa ô nhiễm không khí và gánh nặng nó tạo ra cho nền y tế thế giới.

Bản nghiên cứu này cũng cho thấy, ô nhiễm không khí là nguyên nhân của hơn 6 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm, và hậu quả thường gặp của nó là đột quỵ, ung thư phổi và các bệnh lý phổi mạn tính. Điều này đồng nghĩa với việc, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 4, chỉ đứng dưới tăng huyết áp, suy dinh dưỡng và hút thuốc lá.

Các nhà nghiên cứu xác định chất lượng không khí bằng cách đo chỉ số hạt PM2.5 và PM2.10. Đây là những loại bụi nhỏ nhất trong khí quyển. Chúng có thể đến từ các nguồn tự nhiên như bụi và phấn hoa hoặc từ khí thải của các phương tiện giao thông và các nhà máy công nghiệp.

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường, các hạt nhỏ này đặc biệt nguy hiểm vì chúng có thể xâm nhập vào phổi và mạch máu, gây viêm nhiễm đường hô hấp và làm tăng nguy cơ tử vong của những người mắc bệnh ung thư phổi và bệnh tim.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra giới hạn về phát thải nồng độ hạt PM2.5 và PM2.10. Nhưng theo bản đồ biểu thị nồng độ bụi PM2.5 toàn cầu dưới đây, ta có thể thấy phần lớn các khu vực trên thế giới đều vượt quá ngưỡng giới hạn này, trong đó Châu Á và Châu Phi có chất lượng không khí kém nhất. Dân cư sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình thường là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ ô nhiễm không khí.

Con số gây sốc: 95% dân cư toàn thế giới đang phải sinh sống trong bầu không khí dưới mức tiêu chuẩn - Ảnh 1.
Bản đồ biểu thị nồng độ PM 2.5 trên toàn thế giới. (Ảnh: IFLScience)

Thành phố Zabol (Iran) được đánh giá là nơi ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số PM 2.5 là 217 µg/m3, cao gấp gần 30 lần mức độ cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 10 µg/m3. Các thành phố lớn trên thế giới cũng có mức độ ô nhiễm trung bình trong năm là 115 µg/m3. Nơi có số lượng các thành phố với mức độ ô nhiễm không khí tồi tệ nhất vẫn nằm ở Ấn Độ và Trung Quốc, 2 quốc gia đông dân bậc nhất thế giới.

Mặc dù những con số là rất đáng báo động, nhưng tình trạng này dường như vẫn đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Năm 2014, chỉ có 92% dân số sinh sống trong môi trường chưa đủ chuẩn được WHO khuyến nghị. Các loại khí độc hại đang ngày càng trở nên đa dạng hơn, nó bao gồm cả khí và phần tử siêu vi như ammonia, NaCl, carbon đen, bụi quặng, sulfate…

WHO đã đề ra tiêu chuẩn về hàm lượng các chất này trong không khí, nhưng có tới 95% người dân phải chịu đựng bầu không khí với hàm lượng vượt ngưỡng các chất độc hại nêu trên. 2/3 dân số thế giới thậm chí phải hít thở bầu không khí vô cùng độc hại.

Ô nhiễm không khí tại Delhi, Ấn Độ. (Ảnh: Internet)

“Ô nhiễm môi trường đang là vấn nạn toàn cầu, chúng khiến gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là các bệnh lý về đường hô hấp đang gia tăng chóng mặt. Các thiệt hại gây ra không chỉ là chi phí y tế, mà nó còn đánh mạnh vào lực lượng lao động trên toàn cầu. Nó không khác gì một loại bệnh dịch, bằng bất cứ giá nào, cần được dập bỏ càng nhanh càng tốt”. – Bob O’Keefe, phó giám đốc tổ chức Health Effects Institute (HEI) cho biết.

Hồng Liên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?