Học trò của Khổng Tử luận về mất và được

Khổng Miệt là cháu trai của Khổng Tử, còn Mật Tử Tiện là học trò của ông. Cả hai đều làm quan nhưng nhậm chức ở hai huyện khác nhau.

Bức chân dung của Khổng tử

Một ngày nọ, Khổng Tử đến thăm Khổng Miệt. Trên đường đi, ông chứng kiến nhiều cánh đồng bị bỏ hoang, cỏ dại phủ kín. Người nông dân lo lắng, thất vọng nhưng lại nhàn rỗi không làm việc mặc dù thời điểm này đang là mùa xuân, cây cối đơm hoa trổ quả.

Thấy lạ, Khổng Tử bèn hỏi một trong những người nông dân: “Tại sao mọi người không ai lo việc cấy cày?”

Người nông dân trả lời: “Bởi vì năm ngoái chúng tôi không đóng đủ tiền thuế, nên năm nay bị cấm làm ruộng”.

Khổng Tử nghe thấy mà xót xa cho những người nông dân đang tuyệt vọng.

Khi Khổng Tử gặp Khổng Miệt, ông hỏi: “Con nghĩ con đã được và mất những gì từ khi trở thành quan huyện?”

Khổng Miệt thưa:

“Con không đạt được điều gì mà lại mất rất nhiều. Nhà vua lệnh cho con phải làm nhiều việc quá đến nỗi con thường không có thời gian để đọc sách và rèn luyện bản thân. Bổng lộc của con lại quá thấp không thể chu cấp đầy đủ cho gia đình, cho nên con không có gì để trợ giúp họ hàng thân quyến, điều này khiến mối quan hệ trong gia tộc trở nên xa cách. Cuối cùng, công việc khẩn trương cấp bách, con không có thời gian để thăm người ốm, thế nên mà bạn bè, gia đình xích mích, tranh cãi”.

Nghe lời than phiền của học trò, Khổng Tử chỉ dạy:

“Người xưa dạy rằng, đã làm quan phụ mẫu thì phải dùng tấm lòng nhân hậu và yêu thương để đối đãi với dân; cân nhắc cẩn thận khi trừng phạt một ai đó. Nếu một vị quan chỉ biết dùng luật để chỉ đạo người khác, dùng hình phạt để cưỡng ép dân chúng, thì dân chúng ắt sẽ nghĩ ra trăm phương nghìn kế để tránh né mà không bao giờ nhận ra tội lỗi hay cảm thấy xấu hổ. Nếu quan viên biết cai quản bằng đức hạnh, dùng lễ nghi để giáo huấn dân chúng, thì dân ắt biết xấu hổ khi làm điều sai trái, biết nỗ lực làm người tốt, do đó cần tránh hình phạt tàn bạo. Nên biết rằng tấm lòng bao dung, rộng lượng tự khiến người hiểu lý lẽ mà tuân phục”.

Khi Khổng Tử đến gặp Mật Tử Tiện, ông trông thấy mọi thứ diễn ra rất như ý; người dân giàu có, trung thực và lễ phép. Khổng Tử hỏi Mật Tử Tiện câu hỏi tương tự:

“Con nghĩ con đã được và mất những gì từ khi trở thành quan huyện?”

Mật Tử Tiện thưa:

“Con không mất gì mà lại đạt được rất nhiều. Mặc dù trăm công nghìn việc, con vẫn không quên trau dồi Kinh thư Thánh Hiền để rèn luyện và chỉ đạo bản thân, qua đó mà học được cách cai quản dân chúng. Mặc dù bổng lộc không nhiều, nhưng con luôn cảm thấy đủ để chu cấp cho thân nhân, điều này khiến chúng con gần gũi hơn. Cuối cùng, mặc dù công việc khẩn trương cấp bách, con không bao giờ quên thăm người ốm và dành thời gian chăm sóc mọi người, vì vậy tất cả mọi người xung quanh đều hỗ trợ công việc của con”.

Sau đó, cả hai nghe thấy âm thanh du dương bên ngoài; một thiếu nữ đang ngâm thơ khuyến khích mọi người chăm chỉ và tu dưỡng tâm tính. Khổng Tử mỉm cười và hỏi Mật Tử Tiện:

“Con cũng dùng âm nhạc để giáo huấn người dân trở nên tốt hơn sao? Điều đó rất tốt. Nhưng làm thế nào mà con khiến mọi người trở sống với nhau hòa thuận?”

Mật Tử Tiện  thưa:

“Thầy đã dạy con phải yêu thương người khác, con chỉ vận dụng nó vào cuộc sống của mình. Con cư xử với người lớn tuổi như phụ mẫu và đối đãi với trẻ nhỏ như con cháu trong nhà. Con gắng để giảm gánh nặng cho dân và giúp đỡ người nghèo. . . Con trọng dụng người tài, khiêm tốn hỏi những bậc cao minh hơn để giúp việc quản dân ngày càng tốt”.

Nghe những lời này, Khổng Tử đáp:

“Con là người thẳng thắn, trung thực; biết giáo huấn dân bằng đức hạnh, biết chỉ đạo dân bằng sự nhân hậu. Con sẽ được phúc báo và được người người tuân phục, ủng hộ”.

[email protected]Theo Visiontimes

 

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng