Hết lòng tín Phật được che chở, kẻ gian cũng không làm hại được

26/03/19, 14:23 Thế giới tâm linh

Một người nếu kính Phật, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không thay đổi tín tâm, hành thiện tích đức thì tự nhiên Thần Phật sẽ chứng giám, từ đó gặp họa hóa phúc, gặp dữ hóa lành.

Người lương thiện ắt được Thần linh chứng giám và phù trợ. (Ảnh: Secretchina)
Người lương thiện ắt được Thần linh chứng giám và phù trợ. (Ảnh qua Secretchina)

Thời nhà Đường, có một người tên Ngưu Đằng, tự là Tư Viễn, là Tán đại phu của Đại Đường, huyện lệnh của Hiệp thành. Sau đó ông đã từ quan, thể theo ý nguyện, chuyên tâm theo Phật giáo, cả đời không thay đổi chí hướng.

Ngưu Đằng thường ngưỡng mộ biệt hiệu thanh cao “Ngũ liễu tiên sinh” của Đào Uyên Minh, vì thế tự xưng là “Bố Y công tử”. Ông là cháu ngoại của Trung thư lệnh Hà Đông hầu Bùi Viêm, chưa được 20 tuổi đã thi đỗ Minh Kinh Khoa, lại được cất nhắc làm Hữu vệ kỵ tào tham quân.

Tính cách của ông điềm đạm kiệm lời, hồi còn trẻ, đã bộc lộ được khí phách nổi bật. Hà Đông hầu Bùi Viêm vô cùng coi trọng tài năng và phẩm đức của đứa cháu này, có chuyện chính sự liên quan đến triều đình đều gọi ông tới trưng cầu ý kiến. Ngưu Đằng luôn thanh liêm cần kiệm, hành thiện tích đức, ngay cả nhà thơ nổi tiếng Vương Bột cùng “Sơ Đường tứ kiệt”, đều là môn hạ của ông.

Lúc Ngưu Đằng đến tuổi trung niên, Hà Đông hầu Bùi Viêm bị vu oan và giết hại, ông cũng bị giáng chức đến quận Tang Ca, huyện Kiến An làm Huyện thừa. Lúc chuẩn bị đi bổ nhiệm, Trung thừa Thôi Sát (kẻ gian) lên nắm quyền xử lý chính sự, những quan lại bị giáng chức đẩy đi nơi khác đều phải đến từ biệt, những người mà trước kia tỏ ra bất mãn với ông ta, đều bị ông ta giam giữ và giết hại.

Lúc đó Võ Tắc Thiên giao trọng trách cho rất nhiều quan lại tàn ác, Thôi Sát là một trong số đó. Thôi Sát trước kia bất hòa với Hà Đông hầu Bùi Viêm, nhân cơ hội này hãm hại Ngưu Đằng, vì thế Ngưu Đằng đi gặp Thôi Sát chẳng khác nào rơi vào miệng cọp.

Khi Võ Tắc Thiên tại vị đã giao trọng trách cho rất nhiều quan lại tàn ác. (Ảnh minh họa qua tvbs.com)

Ngưu Đằng trong lòng sợ hãi, không biết làm thế nào. Trên đường đi, ông gặp một người thân hình to lớn, mặc bộ trang phục màu vàng lộng lẫy, hỏi Ngưu Đằng: “Ngươi muốn đi gặp Thôi Sát, lẽ nào không sợ chết sao?”

Ngưu Đằng kinh ngạc đáp: “Sợ chứ!”. Người đó lại hỏi: “Ngươi có dao tê giác không?”. Ngưu Đằng trả lời: “Có”. Người đó nói: “Ngươi mang theo thì tốt quá, ta dạy ngươi một câu thần chú, lúc gặp Thôi Sát, chỉ cần cúi người xuống, bấm ngón tay, bí mật lẩm nhẩm niệm chú bảy lần, thì dù gặp phải chuyện gì, cũng không cần phải lo lắng nữa!”

Ngưu Đằng cúi đầu đọc thuộc câu thần chú này, sau khi đọc xong, ngẩng đầu lên, người kia đã biến mất. Ông thấy rất kỳ quái, thế là bèn đi gặp Thôi Sát.

Mỗi một lần yết kiến có hơn 30 người, Ngưu Đằng xếp số 20. 19 người trước, mỗi người đều được gọi tên để đi vào gặp mặt thẩm vấn. Đối với những người mà đắc tội với Thôi Sát thì sẽ bị giam cầm lại, treo cổ hoặc chặt đầu, những người này chiếm gần một nửa.

Đến lượt Ngưu Đằng, ông liền làm theo lời người lạ đó, đọc thuộc câu thần chú. Kết quả là đợi một lúc lâu vẫn không thấy Thôi Sát nói gì, ngẩng đầu lên nhìn, chỉ thấy một vị thần nhân, cao hơn một trượng, diện mạo phi phàm, bước ra từ phía Tây bậc thềm.

Vị thần nhân đi thẳng đến trước mặt Thôi Sát, tay phải giữ lấy vai, tay trái xoay đầu ông ta, vặn từ phía trước ra đằng sau. Vì thế những người khác chỉ thấy Thôi Sát cúi đầu không nói, tay ký văn kiện mà thôi. Thế là, Ngưu Đằng có thể trốn thoát. Đến khi ông đến trước tấm bình phong quay đầu lại nhìn, thấy vị thần nhân đã bỏ Thôi Sát ra, sau đó biến mất.

Sau khi Ngưu Đằng đến Tang Ca nhậm chức, ông càng thêm tin tưởng vào Phật pháp. Lúc này mặc dù ông đã lập gia đình, làm quan, nhưng lời nói và hành động lại giống như một tăng nhân luôn giữ đúng giới luật.

Ông miệng không nói linh tinh, mắt không nhìn ngang dọc, lời nói không giả tạo, hành động luôn đúng đắn. Vì thế, các tộc dân man di ở đây đã dần dần chịu sự giáo hóa của ông. Đồng thời Ngưu Đằng nỗ lực phổ biến Phật giáo ở Tang Ca và thường kêu gọi các quan lớn trong quận xây dựng nên rất nhiều đạo trường.

Ba năm sau, dân man di ở Trang Châu tạo phản, tràn vào Tang Ca, người ở Tang Ca cũng hưởng ứng theo bọn chúng, ám sát quan lớn địa phương. Hào kiệt ở huyện Kiến An cũng khởi binh hô ứng, uy hiếp Ngưu Đằng, bắt ông ngồi dưới gốc cây, chuẩn bị giết hại. Đột nhiên có một người lạ, giương dao giết chết người đang trông giữ Ngưu Đằng, mắng rằng: “Huyện thừa (Ngưu Đằng) nhân đức như vậy, sao các ngươi nhẫn tâm giết hại ngài!”

Tiếp theo liền đặt Ngưu Đằng vào trong một chiếc giỏ, để một người khỏe mạnh cõng ông chạy mất. Thế là Ngưu Đằng có thể thoát thân. Sau khi chuyện này lắng xuống, quan lớn trên quận đã đem chuyện của Ngưu Đằng bẩm báo với hoàng thượng.

Triều đình ra chiếu thư phục hồi lại chức quan, cho phép Ngưu Đằng trở về cố hương, đồng thời để ông quản lý mấy thành thị, đều là những nơi có thể nhận bổng lộc nhanh chóng. Nhưng ông làm quan vô cùng thanh liêm, cũng là bản tính vốn dĩ của ông. Sau đó ông từ quan, chuyên tâm tu Phật với lòng biết ơn vô hạn.

Nguồn: “Thái Bình quảng ký”

Tuệ Tâm, theo Secret China

Xem thêm:

Tuệ Tâm

Tuệ Tâm

BTV trang TinhHoa.net với những bài viết suy ngẫm về cuộc sống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?