Cách mạng Ô, chế độ kiểm duyệt và vết thương mưng mủ

05/11/14, 16:13 Trung Quốc

Cuộc Cách mạng Ô ở Hồng Kông đã làm lộ ra vết thương mưng mủ vốn lâu nay vẫn âm ỉ trong lòng chế độ Bắc Kinh, đó là sự khát khao tự do của người dân bị kiềm nén được dịp bày tỏ khắp nơi nơi.

TQKKD
Hành động kiểm duyệt và ngăn chặn này bị coi là lát cắt thẳng vào da thịt của chính nhà nước Trung Quốc.

Điều này thể hiện qua làn sóng phản kháng mạnh mẽ từ giới nghệ sĩ Trung Quốc. Làn sóng ấy mạnh mẽ đến mức chính quyền phải nhanh chóng ban hành lệnh trừng phạt hàng loạt người hoạt động nghệ thuật có thái độ chính trị hoặc hành động ủng hộ nền dân chủ tương lai. Hành động kiểm duyệt và ngăn chặn này bị coi là lát cắt thẳng vào da thịt của chính nhà nước Trung Quốc. Vết cắt để thoả mãn lòng tự kiêu của các nhà lãnh đạo nhưng mang lại sự đau đớn chỉ vì mù quáng huỷ hoại chính bản thân mình.

Ngay khi các nghệ sĩ như Lưu Đức Hoa, Châu Nhuận Phát, Lương Triều Vỹ… lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh hãy ứng xử ôn hoà với giới sinh viên biểu tình, chính quyền Trung Quốc lập ngay một danh sách đen, cấm các đài truyền hình, hãng phim đại lục không được sử dụng, ký hợp đồng hay truyền phát băng đĩa, phim ảnh liên quan đến các tài tử trên.

Nhiều năm qua, Trung Quốc là một trong những nước vẫn còn áp dụng chính sách kiểm duyệt khắt khe nhằm kiểm soát quyền tự do sáng tạo và ngôn luận của giới nghệ sĩ. Việc cấm đoán hay âm mưu tấn công vào người có thái độ “không ngoan ngoãn”, đòi tự do hoặc đối kháng là chuyện thường xuyên trong giới văn hoá văn nghệ của đại lục. Cùng với sự cấm đoán đó là làn sóng ngầm bất bình hay tư tưởng phản đối không thể dập tắt từ bên trong.

Khi Hồng Kông sôi sục đòi quyền dân chủ, lập tức cũng có không ít nghệ sĩ đại lục lên tiếng ủng hộ.

Ảnh biếm họa về cuộc đối đầu của sinh viên và cảnh sát trong Cách mạng Ô.

Đáp lại động thái này, ngày 16/10, Tập Cận Bình đích thân lên tiếng và cho phép Tân Hoa Xã phát đi thông tin. Trong đó nói rằng, chính quyền sẵn sàng cấm hẳn những nghệ sĩ có tư duy “vô đạo đức” chống lại nhà nước. Đồng thời, ông Tập cũng ca ngợi những nghệ sĩ, tác phẩm chất chứa tinh thần yêu nước.

Hệ thống truyền thông Trung Quốc so sánh bài phát biểu này của Tập Cận Bình với bài diễn văn về văn hoá năm 1942 của Mao Trạch Đông. Trong bài nói, Chủ tịch Mao tuyên bố văn hoá văn nghệ chỉ có một mục đích là phục vụ cho chế độ. Nhiều năm sau bài nói chuyện đó, cả đất nước Trung Quốc rơi vào cuộc Cách mạng Văn hoá đẫm máu nhất lịch sử loài người.

Cách Trung Quốc tấn công vào giới nghệ sĩ bằng biện pháp cấm các tác phẩm, ngăn chặn không cho hoạt động và tước giấy thông hành ra nước ngoài của các nghệ sĩ khiến thế giới cảm thấy bất bình và không khỏi lấy làm lạ. Ngải Vị Vị là một trong những nghệ sĩ lừng danh bị vây hãm theo cách này. Sự việc cũng bắt đầu từ câu nói nổi tiếng của ông, “chế độ này cướp đi tự do và quyền làm người của nhân dân để tạo lợi ích chính trị cho họ”.

Brad Pitt and Angelina Jolie cũng trở thành đối tượng bị kiểm duyệt tại Trung Quốc.

Không riêng gì nghệ sĩ Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan phải chịu một nhà tù kiểm duyệt như vậy, ngay cả giới nghệ sĩ, diễn viên quốc tế cũng bị Bắc Kinh kiểm duyệt. Cả hai vợ chồng Brad Pitt và Angelina Jolie đều không được quyền vào Trung Quốc hay Hồng Kông vì đã có thái độ làm cho Bắc Kinh không vui. Brad Pitt thì do đóng vai chính trong phim 7 năm ở Tây Tạng (Seven Years in Tibet), vạch trần việc Trung Quốc xâm lược và truy đuổi Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, khiến ông phải đi tỵ nạn nơi đất khách quê người. Còn Angelina Jolie đã nêu ra ý kiến nhận định Đài Loan là một nước độc lập.

Đồng cảnh ngộ còn có tài tử lừng danh của bộ phim Người đàn bà đẹp (Pretty Woman – có sự tham gia của Julia Roberts) là Richard Gere. Do Richard theo đạo Phật và ủng hộ con đường đấu tranh ôn hoà của Đức Đạt Lai Lạt Ma nên cũng bị Bắc Kinh ngăn chặn. Ngoài diễn viên lừng danh này còn có đạo diễn bậc thầy Martin Scorsese và diễn viên Harrison Ford, Sharon Stone… Danh sách này ngày càng dài hơn vì Bắc Kinh và hệ thống kiểm duyệt của mình đã trở thành ấu trĩ và ngớ ngẩn so với thời đại văn minh. Điều này khiến Trung Quốc lạc lõng và trở thành trò cười của thế giới.

Tức nước vỡ bờ, phong trào chống hệ thống kiểm duyệt ở Trung Quốc đang thu hút sự tham gia của nhiều người. Một thành viên của nhóm “Tuyên ngôn tự do” ở Quảng Châu vẫn hay tổ chức những cuộc tuần hành có đến vài trăm người, đòi huỷ bỏ hệ thống kiểm duyệt và tự do ngôn luận từ nhiều năm nay, nói rằng “Chính quyền không biết rằng mỗi một lần kiểm duyệt là một lát cắt vào da thịt đất nước này, cắt vào mặt nhân dân. Họ không biết rằng họ đang tàn phá văn hoá đất nước trong khi họ chỉ là những khách không mời – đến và sẽ phải sớm ra đi”.

Bài liên quan:

Châu Nhuận Phát vui vẻ trước lệnh cấm hoạt động của Trung Quốc

Trung Quốc kiểm duyệt cả sao điện ảnh ủng hộ dân chủ

Theo Tuấn Khanh’s Blog

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?