Bác sĩ phẫu thuật trở thành người mẹ tuyệt vời sau khi cứu sống đứa trẻ

08/06/18, 08:11 Cuộc sống

Mặc dù Isabelle mắc hội chứng hiếm gặp nhưng bác sĩ Finck đã bị cô bé cuốn hút ngay lần gặp đầu tiên, thậm chí nhiều y tá thường trêu chọc rằng: “Có lẽ cuối cùng bà sẽ đưa cô bé mắt xanh ấy về nhà…”

Bé Isabelle và mẹ nuôi Finck.

Bác sĩ Christine Finck không hề xa lạ với những cuộc gọi vào giữa đêm, vì bà là Trưởng khoa phẫu thuật nhi tại Bệnh viện Nhi Connecticut.

Nhưng vào tháng 2/2006, một cuộc gọi đêm khuya tưởng như bình thường đã làm cuộc sống của bà đã thay đổi vĩnh viễn.

Bác sĩ Finck.

Một bé gái sinh non mắc phải Hội chứng Gastroschisis (tật nứt bụng) với các khuyết tật bẩm sinh vùng rốn. Theo đó, khi bé chào đời, hội chứng này khiến phần ruột của em phát triển ở bên ngoài cơ thể.

Ngay trong lần đầu tiên gặp mặt bé gái này, bác sĩ Finck ngay lập tức bị cuốn hút trước phong thái đặc biệt của em. “Mặc dù đứa trẻ có phần ruột không nằm đúng vị trí thuộc về nó, nhưng con bé trông rất vui tươi! Đôi mắt xanh sáng của nó dường như đang mỉm cười với tôi”, bà nhớ lại.

Mẹ của đứa bé nói với bác sĩ Finck rằng tên của cô bé là Isabelle.

Năm đầu tiên của cuộc đời Isabelle là các cuộc phẫu thuật nối tiếp nhau. Là bác sĩ phẫu thuật chính của Isabelle, bác sĩ Finck đã dành thời gian mỗi ngày của mình cho bé. Trước khi kết thúc mỗi chuyến thăm của mình, bà luôn nắm lấy bàn tay bé nhỏ của đứa trẻ.

Hai người đã dần tạo nên một mối liên kết mạnh mẽ và nhiều y tá thường trêu chọc bác sĩ Finck rằng: Sau cùng có lẽ bà sẽ đưa cô bé mắt xanh về nhà.

Tôi đã nhìn thấy sự trưởng thành của con bé. Tôi đã ở bên giường của nó rất nhiều lần. Tôi thấy rằng dù có vẻ ngoài rất yếu đuối, nhưng ẩn sâu bên trong con bé là một ý chí mạnh mẽ. Chính điều đó đã khiến tôi cảm thấy có một mối liên hệ đặc biệt với Isabelle”, cô nói.

Ngay trước sinh nhật đầu tiên của Isabelle, các bác sĩ đã sẵn sàng đưa cô bé trở về với mẹ của em. Tuy nhiên, đứa trẻ vẫn rất cần được chăm sóc thật tốt.

Khi này trên bé Isabelle vẫn phải tiêm dinh dưỡng qua tĩnh mạch và có một ống dẫn trong bụng.

Bé Isabelle và mẹ nuôi Finck.

Sau 2 đêm đưa con mình trở về nhà, người mẹ trẻ đã quay trở lại văn phòng của bác sĩ Finck và thừa nhận rằng cô không có điều kiện để chăm sóc cho con gái mình.

Bác sĩ Finck nhớ lại những gì xảy ra tiếp theo: “Ngay sau đó tôi buột miệng nói ‘Tôi có thể nuôi cô bé”. Tôi nhớ lúc đó chính tôi còn ngạc nhiên với câu nói của mình ‘Ồ, ai nói vậy?!”. Nhưng rồi mẹ cô bé nói, ‘Ôi, tốt quá. Bác sĩ cũng biết con bé là đứa trẻ tuyệt vời nhất mà!’”.

Khi bác sĩ Finck gọi cho chồng để hỏi ông có nhận Isabelle hay không, ông ấy đã lập tức đồng ý.

Cặp vợ chồng sau đó đã liên hệ với cơ quan chức năng và luật sư để hoàn thành thủ tục nhận con nuôi. Mục đích chính của họ là đem đến ngôi nhà mới cho con bé. Cuối cùng họ đã đưa Isabelle về nhà sau gần 2 tháng.

Các nhân viên tại bệnh viện đã cổ vũ nhiệt tình khi họ bước ra khỏi bệnh viên.

Sau 10 năm, bác sĩ Finck nói, “con bé vừa tròn 10 tuổi và tôi không thể tưởng tượng một cuộc sống mà không có Isabelle. Nó đã dạy cho tôi rất nhiều điều khi là một người mẹ và một bác sĩ”.

Tôi thường nhìn lên bầu trời và cảm ơn Chúa, vì tôi đã nhận được cuộc gọi vào đêm hôm đó”.

Gastroschisis (tật nứt bụng) là một dạng khiếm khuyết ở thành bụng. Nó xảy ra khi đứa trẻ sơ sinh phát triển không bình thường khi còn trong bụng mẹ. Điều đó khiến cho các bé chào đời với phần ruột nằm bên ngoài cơ thể.

Hiện vẫn chưa xác định được rõ ràng nguyên nhân gây ra Gastroschisis, nhưng hội chứng này đang dần phổ biến, đặc biệt là với các bà mẹ dưới 20 tuổi. Tỉ lệ các bé sơ sinh mắc phải căn bệnh này mỗi năm là 1/3.000 trẻ và cần phải điều trị ngay sau khi sinh bằng biện pháp phẫu thuật đưa phần ruột vào trong cơ thể. Trước khi tiến hành phẫu thuật, bé sơ sinh sẽ được quấn bằng màng bọc để tránh bị tổn thương thêm và giữ ẩm cho bé. Nếu ca phẫu thuật thành công, hầu hết trẻ sơ sinh chỉ phải nằm điều trị tại bệnh viện khoảng 1 tháng và sống bình thường, khỏe mạnh.

Uniwriter, theo westernjournal

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?