13 bài đồng dao tiên đoán đại sự trong lịch sử (P.1)

Cổ nhân thường nói “người tính không bằng trời tính”, trong lịch sử có rất nhiều bài đồng dao tiên đoán trước được sự hưng thịnh, diệt vong của một triều đại và họa phúc của các nhân vật lịch sử.

13 bài đồng dao tiên đoán đại sự trong lịc sử (P.1)
Trong lịch sử có rất nhiều bài đồng dao có khả năng tiên đoán các việc đại sự. (Ảnh: t/h)

Các bài đồng dao này thường hay xuất hiện vào cuối triều đại và trong thời kỳ loạn thế, có lẽ là bởi những đứa trẻ ngây thơ dễ truyền đạt ý trời, những lời tiên đoán dường như nói với mọi người rằng, trong u minh mọi sự sớm đã có an bài.

  1. “Nguyệt tương thăng, nhật tương tẩm; yểm hồ ki phục, thực vong Chu quốc”

“Sử ký Chu bản kỉ” ghi chép, một ngày nọ vào cuối thời Tây Chu, trên một con đường lớn tại đô thành Cảo Kinh, Chu Tuyên vương nghe thấy một đám trẻ hò hét: “Hồ ki phục, thực vong Chu”. Tuyên vương hốt hoảng, cho rằng người bán “Hồ ki phục” (Bao đựng mũi tên) muốn tạo phản nên đã ra lệnh bắt và giết sạch tất cả những người bán “hồ ki phục”. Ông đâu biết rằng, ‘Hồ ki phục’ trong bài đồng dao thực ra là có ý nghĩa khác.

Lúc đó có một đôi vợ chồng già bán hồ ki phục, để tránh khỏi bị truy bắt đã chạy ra ngoài thành, bắt gặp một bé gái bị thả trôi sông, họ cảm thấy rất đáng thương, nên mang về nuôi dưỡng. Cặp vợ chồng già này chạy đến bộ lạc Bao, bé gái này được tộc người Bao nuôi dưỡng trưởng thành, đặt tên là Bao Tự.

Bao Tự sau khi trưởng thành xinh đẹp phi phàm, sau đó thủ lĩnh của tộc người Bao vì muốn cứu đại thần bị Chu U vương giam giữ, liền dùng mỹ nhân kế, dâng Bao Tự cho U vương. Chu U vương vô cùng sủng ái Bao Tự, chỉ muốn nghĩ cách để lấy lòng người đẹp. Không biết tại sao, Bao Tự từ lúc sinh ra đã có một đặc điểm kỳ quái đó là không bao giờ cười, là một mỹ nhân cực kỳ lạnh lùng, vì điều này mà khiến U vương rất buồn bã.

Lúc đó, các tháp dầu ở trên núi Lệ Sơn bên ngoài thành chuyên dùng để đốt lửa báo hiệu khi quân Tây Nhung tấn công, nhằm hiệu triệu các chư hầu đến ứng cứu. Không thể tùy tiện đốt lửa. U vương vì muốn có được một nụ cười của Bao Tự, mà hạ lệnh đốt lửa, trêu đùa các chư hầu, Bao Tự thấy trò hề, mặt mày rạng rỡ nở nụ cười.

13 bài đồng dao tiên đoán đại sự trong lịch sử (P.1).2
U vương vì muốn có được một nụ cười của Bao Tự, mà hạ lệnh đốt lửa, trêu đùa các chư hầu. (Ảnh qua 163.com)

Sau đó quân Tây Nhung đến tấn công thật, khi thấy tháp lửa cháy, các chư hầu lại nghĩ chắc U vương lại giở trò bịp bợm, nên không có phản ứng gì. Chu U vương bị dồn vào đường cùng phải bỏ chạy, về sau bị quân Tây Nhung giết trên núi Lệ Sơn, Tây Chu diệt vong. Lời tiên đoán “Hồ ki phục, thực vong Chu” đã ứng nghiệm.

  1. “Bình thực”, “Thương dương cổ vũ”

Theo ghi chép trong “Gia ngữ”, một lần Sở Triệu vương đi thuyền qua sông, thì thấy một vật hình tròn màu đỏ to bằng cái đầu, từ dưới sông đâm vào thuyền. Các thuộc hạ trên thuyền liền vớt vật này lên cho Sở vương, Sở vương thấy vô cùng kỳ lạ. Hỏi các đại thần xung quanh thì không ai biết đó là vật gì. Thế là Sở vương phái người đến nước Lỗ hỏi Khổng Tử.

13 bài đồng dao tiên đoán đại sự trong lịch sử (P.1).3
Sở vương phái người đến nước Lỗ hỏi Khổng Tử. (Ảnh qua lfdc.gov.cn)

Khổng Tử nói đó là “Bình thực”, tách ra có thể ăn, là đồ tốt, chỉ có bá vương mới có duyên nhặt được. Các đại phu nước Lỗ nghe được tin này liền hỏi Khổng Tử: “Sao tiên sinh lại biết?”. Khổng Tử đáp: “Lúc trước ta đi qua nước Triệu, ở một nơi hẻo lánh có nghe qua một bài đồng dao: ‘Sở vương qua sông nhặt được bình thực, to bằng cái đầu, đỏ như mặt trời, cắt ra ăn ngọt như mật’. Lần này quả nhiên ứng nghiệm”.

Ngoài ra trong “Gia ngữ” còn ghi lại rằng, một lần tại nước Tề, có một con chim một sừng bay đến trước cung điện rồi giang cánh bay mất. Tề hầu cảm thấy kỳ lạ, liền phái sứ giả đến nước Lỗ hỏi Khổng Tử.

Khổng Tử nói: “Con chim này gọi là Thương dương, đại diện cho ‘thủy dương’. Lúc trước từng có đứa trẻ đứng một chân (mô phỏng hình dáng con chim) vừa nhảy vừa vẫy hai cánh tay, còn hát rằng ‘Trời đổ mưa to, thương dương cổ vũ’. Bây giờ con chim này xuất hiện ở nước Tề, ắt hẳn muốn báo cho bách tính phải tu bổ đê điều kênh mương, để tránh lũ lụt”. Sau đó quả nhiên trời đổ mưa lớn, các nước láng giềng đều nổi lũ lớn, chỉ có nước Tề có sự chuẩn bị nên tránh được nạn.

  1. “Vong Tần giả, Hồ dã”

Sau khi Tần Thủy Hoàng lập nên triều Tần, lúc nào cũng hi vọng giang sơn luôn bền vững, thiên hạ có thể kéo dài đến ngàn vạn năm. Vậy mà lại vô tình thấy một tấm bia đá bên trên khắc một lời tiên đoán khiến ông ăn ngủ không yên, đó là “Vong Tần giả, Hồ dã”.

Lúc đó quân Hung Nô ở phía Bắc còn rất hùng mạnh, trung nguyên gọi quân Hung Nô là Hồ. Tần Thủy Hoàng liền coi quân Hung Nô chính là mối họa khiến Tần diệt vong, liền phái đại tướng Mông Điềm dẫn theo 30 vạn đại quân Bắc phạt Hung Nô để diệt hậu họa. Mông Điềm đẩy lui quân Hung Nô về phía Bắc, thu lại được phần lớn đất đai bị mất, xây Vạn Lý Trường Thành, để tránh người Hồ xâm phạm về bờ cõi phía Nam.

Công trình to lớn đem lại gánh nặng lớn cho bách tính, dân chúng oán thán khắp nơi, Tần Thủy Hoàng bạo ngược hà khắc. Sau khi Tần Thủy Hoàng bị bệnh mất ở cung Sa Khâu, Tần Nhị Thế Hồ Hợi lật đổ huynh trưởng để lên ngôi kế vị, còn giết hết hơn 20 huynh đệ tỷ muội, thực hiện chế độ thống trị tàn bạo. Trong thời Tần Nhị Thế, các cuộc khởi nghĩa chống Tần nổi lên khắp nơi, triều Tần vì thế mà diệt vong trong tay Hồ Hợi.

13 bài đồng dao tiên đoán đại sự trong lịch sử (P.1).4
Vạn Lý Trường Thành. (Ảnh: Internet)

Tần Thủy Hoàng cho rằng “Hồ” trong “Vong Tần giả, Hồ dã” là người Hồ, mà lại không ngờ rằng chính là người con trai Hồ Hợi của mình. Đúng là người tính không bằng trời tính, lời tiên tri đã biến thành sự thật.

  1. “Tỉnh thuỷ dật, diệt táo yên, quán ngọc đường, lưu kim môn”

Thời Hán Nguyên Đế, có bài đồng dao sau: “Tỉnh thuỷ dật, diệt táo yên, quán ngọc đường, lưu kim môn”, ý rằng nước giếng tràn, dập khói bếp, tưới ngọc đường, chảy kim môn. Đến thời Hán Thành Đế tháng ba Mậu Tử, năm Kiến Thủy thứ hai, giếng nước ở trong Bắc cung dâng trào, sao đó nước giếng tràn ra ngoài chảy về phía Nam.

Nước giếng, thuộc phần âm; khói bếp, thuộc phần dương; ngọc đường và kim môn là nơi ở của bậc chí tôn, giống như âm thịnh mà dương suy, cung thất bị xâm lấn đã ứng nghiệm. Vương Mãng sinh vào năm Hán Nguyên Đế sơ nguyên thứ tư, được Hán Thành Đế phong hầu, làm Tam công phò tá triều chính, sau đó đã cướp ngôi.

  1. “Yến yến vĩ tiên tiên, Trương công tử, thì tương kiến. Mộc môn thương lang căn, yến phi lai, trác hoàng tôn, hoàng tôn tử, yến trác thi”

Thời Hán Thành Đế có bài đồng dao: “Yến yến vĩ tiên tiên, Trương công tử, thì tương kiến. Mộc môn thương lang căn, yến phi lai, trác hoàng tôn, hoàng tôn tử, yến trác thi”.

Năm Hán Gia Hồng thứ ba, Hán Thành Đế cải trang vi hành, ông thường đi cùng Phú Bình Hầu Trương Phóng, tự xưng là gia nhân của Phú Bình Hầu. Ông đến phủ Dương Hà công chúa chơi, thấy ca nữ Triệu Phi Yến “nhảy múa xuất thần”, liền triệu bà vào cung, hết mực sủng ái, thế nên mới có câu “yến yến vĩ tiên tiên” nghĩa là diện mạo thanh tú xinh đẹp.

13 bài đồng dao tiên đoán đại sự trong lịch sử (P.1).5
Ca nữ Triệu Phi Yến. (Ảnh qua artron.net)

“Trương công tử”, ý chỉ Phú Bình Hầu. “Mộc môn thương lang căn”, ý chỉ tiền bạc trong cung, tương lai sẽ có được sự tôn quý. Về sau, Triệu Phi Yến được lập làm hoàng hậu. Em gái của bà là Triệu Chiêu Nghi giết hại hoàng tử hậu cung, sau đó tự sát, đó chính là “yến phi lai, trác hoàng tôn, hoàng tôn tử, yến trác thi”.

  1. “Thiên lý thảo, hà thanh thanh”

Theo ghi chép trong “Hậu Hán thư”, đầu năm nguyên niên Hán Hiến Đế, trong thành Trường An lan truyền bài đồng dao: “Thiên lý thảo, hà thanh thanh. Thập nhật bốc, bất đắc sinh”. Thoạt đầu rất khó để hiểu được ý nghĩa câu này.

“Thiên lý thảo” thực ra là “Đổng” (董), “Thập nhất bốc” là “Trác” (卓), bài đồng dao này nhắc đến Đổng Trác, bất luận cụm từ “thiên lý thảo” hay “thập nhật bốc” đều được chơi chữ từ dưới lên trên, không giống với cách chơi chữ thông thường là từ trên xuống dưới, ẩn ý rằng Đổng Trác sẽ từ hèn mọn leo lên cao, phận bề tôi mà chèn ép vua.

“Thanh thanh” ý là bộc phát, ám chỉ Đổng Trác hung bạo lạm quyền, nhưng lại thất bại nhanh chóng, rơi vào kết cục bi thảm. Vì Đổng Trác ngông cuồng lộng hành nên đã dẫn đến cuộc thảo phạt giữa các chư hầu, cuối cùng bị con nuôi của ông là Lữ Bố giết chết.

Xem tiếp Phần 2

Tuệ Tâm, theo SOH

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!